Lễ hội Ná Nhèm: Người dân trong xã sẽ trạm khắc ‘của quý’ to bằng năm ngoái

Trưởng ban chỉ đạo lễ hội xã Trấn Yên cho biết, Lễ hội Ná Nhèm năm 2018 sẽ do xã Trấn Yên tổ chức, lễ vật Tàng Thinh, Mặt Nguyệt sẽ do các bô lão trong làng làm và kích thước to bằng năm ngoái.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Chẩn, Bí thư xã Trấn Yên, Trưởng Ban chỉ đạo lễ hội xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) cho biết, năm nay, Lễ hội Ná Nhèm được huyện giao cho UBND xã Trấn Yên đứng ra tổ chức.

le hoi na nhem nguoi dan trong xa se tram khac cua quy to bang nam ngoai
Hình ảnh rước 'của quý' (Tàng Thinh) trong Lễ hội Ná Nhèm năm 2017 (Ảnh Công Phương).

Lễ hội Ná Nhèm năm 2018, có thêm lễ dâng hương ở miếu Mỏ Vằn, dâng hương ở miếu Xa Vùn vào ngày 14-15 tháng Giêng (Âm lịch, tức ngày 1-2/3 Dương Lịch).

Ngoài ra, năm nay, Lễ hội còn tổ chức hội xuân và chương trình giao lưu đá bóng trong ngày 14/1 (Âm lịch). Đồng thời, các làng vẫn dựng hội trại để vui chơi xung quanh khu lễ hội.

Chia sẻ về Tàng Thinh và Mặt Nguyệt, ông Chẩn cho biết thêm, theo tục lệ, mỗi năm Tàng Thinh và Mặt Nguyệt sẽ được làm mới bởi năm trước đã siêu hóa.

le hoi na nhem nguoi dan trong xa se tram khac cua quy to bang nam ngoai
Tàng Thinh nặng 60kg, dài gần 1m trong Lễ hội Ná Nhèm 2017 (Ảnh Công Phương).

“Hiện tại, chúng tôi chưa làm Tàng Thinh và Mặt Nguyệt. Chúng tôi giao cho các cụ trong làng để làm, kích thước của Tàng Thinh và Mặt Nguyệt sẽ do các cụ bàn bạc nhưng khả năng vẫn to bằng năm ngoái (2016-2017)”, ông Chẩn thông tin.

Cùng chia sẻ thông tin xung quanh Lễ hội Ná Nhèm, bà Hoàng Thị Luân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) cho biết, huyện Bắc Sơn đã giao cho lãnh đạo xã Trấn Yên đứng ra tổ chức Lễ hội Ná Nhèm 2018.

Lễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, thờ Đức vua Miêu Tĩnh và Đức vua Cao Quyết, gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, trò chơi, trò diễn của người Tày.

Theo lời kể của các cụ bô lão thì xưa có một toán giặc Tấc Tài Ngàn - hay còn gọi là giặc răng đỏ - đến chiếm đóng tại ngôi miếu thờ Thành hoàng Đức Cao Sơn ở sườn đồi Khau Dạ Háy (xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn). Chúng bắt con gái của dân làng lên giặt giũ, nấu ăn, ban đêm thắt miệng túi cho bọn chúng ngủ.

Lũ giặc còn làm một cái trống to, đêm xuống, chúng bắt các cô gái dắt dê lên mặt trống để giẫm tạo ra âm thanh dồn dập như xông trận làm dân làng hoang mang lo sợ. Ban ngày, chúng xuống làng giết người, cướp bóc của cải khiến dân làng căm phẫn.

Để giết giặc, dân làng đã bày mưu cho các cô gái phục vụ buộc miệng túi thật chặt khi giặc ngủ rồi làm ám hiệu cho dân làng biết để lên diệt giặc, quăng xuống suối Phai Huấn.

Sau khi bọn giặc chết không lâu thì trong làng xuất hiện dịch bệnh lạ, làm nhiều người và vật nuôi bị chết, hạn hán xảy ra liên miên. Tại gần ngôi miếu Xa Vùn xuất hiện một tổ ong chúa rất lớn, hễ người và gia súc đi qua đều bị ong đốt chết. Thầy mo cho rằng giặc chết vào giờ linh không được cúng tế cho ăn nên chúng quậy phá. Thời gian sau, dân làng đã tổ chức lễ hội Ná Nhèm cúng tế Thành hoàng và tục hèm đánh trận mô tả lại quá trình chống giặc của người dân.

le hoi na nhem nguoi dan trong xa se tram khac cua quy to bang nam ngoai Thành lập đoàn thanh tra để giám sát các lễ hội trong năm 2018

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra, giám sát, quản ...

chọn
Khu đô thị Tràng Cát của KBC tăng vốn gấp 11 lần lên 69.000 tỷ, sẽ phát triển gần 26.000 bất động sản
Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát của Kinh Bắc vừa được điều chỉnh vốn và tiến độ hồi tháng 1 vừa qua. Dự án này sẽ có quy mô 585 ha với 25.840 sản phẩm bất động sản, dự kiến đưa vào kinh doanh từ năm 2025 và vận hành vào năm 2032.