Lễ hội Ná Nhèm năm 2018 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng từ năm 2012 đến nay đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương.
![]() |
Quang cảnh đình làng Mỏ và nhà sàn của các thôn trong xã Trấn Yên (Ảnh Công Phương). |
Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.
Theo ghi nhận của chúng tôi, vào sáng 2/3 (tức 15 tháng Giêng Âm lịch) hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự Lễ hội Ná Nhèm năm 2018.
![]() |
Những người phụ nữ lớn tuổi trong làng làm lễ và múa để xin rước Ngài từ trên hậu cung lên kiệu (Ảnh Công Phương). |
Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.
![]() |
Những thanh niên trai tráng trong làng kiệu Ngài từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội (Ảnh Công Phương). |
![]() |
![]() |
![]() |
Vào khoảng 9h sáng, các thanh niên trai tráng ở trong làng đã khiêng đồ cúng lễ ra khu vực làm lễ và cung tiến đến đức Vua ở miếu Xa Vùn (Ảnh Công Phương). |
![]() |
![]() |
Sau khi Tàng thinh được đưa ra khu vực làm lễ và bỏ khăn phủ, nhiều du khách vui vẻ chụp ảnh lưu niệm với Tàng thinh (Ảnh Công Phương). |
![]() |
Tàng thinh năm nay được làm bằng gỗ dổi, có đường kính khoảng 22cm, chiều dài 1m30, trọng lượng trên 50kg. Điểm đặc biệt của Tàng thinh năm nay là sơn màu gụ giống màu đất. Các thanh niên trong làng rước Tàng thinh từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn khoảng 1km. Lễ rước Tàng thinh (sinh thực khí nam) là nghi lễ phồn thực thể hiện sự sinh sôi, nảy nở (Ảnh Công Phương) |
![]() |
Bốn thanh niên khiêng sinh thực khí nữ được gọi là mặt nguyệt, trên mặt nguyệt có hai chữ bình an với ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở (Ảnh Công Phương) |
![]() |
Trong lễ hội, các lễ vật cúng tế còn có ngô, lúa, cây khoai sọ… cầu cho cuộc sống đầy đủ, đời sống ấm no (Ảnh Công Phương) |
![]() |
Các diễn viên tham gia hội đều bôi mặt nhọ, theo các cụ kể lại, nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng thất bại của họ để về mà bắt cũng như gieo dịch bệnh, tai họa (Ảnh Công Phương) |
![]() |
Trong đoàn lễ có các thanh niên mặt nhọ múa kiếm, đao mô phỏng lại quá trình đánh giặc ngoại xâm của nhân dân (Ảnh Công Phương) |
![]() |
![]() |
Theo ghi nhận của chúng tôi, có hàng nghìn người đân và du khách thập phương đến tham dự lễ hội Ná Nhèm (Ảnh Công Phương) |
![]() |
![]() |
Trong quá trình rước lễ từ đình làng Mỏ đến miếu Xa Vùn, nhiều du khách chụp ảnh sinh thực khí nam với mong muốn sờ vào sinh thực khí để cầu may (Ảnh Công Phương). |
![]() |
![]() |
Một người phụ nữ e ngại trước khi chụp ảnh với sinh thực khí nam (Ảnh Công Phương). |
![]() |
![]() |
![]() |
Các vật cung tiến lần lượt được đưa vào miếu Xa Vùn để cung tiến Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh (Ảnh Công Phương). |
Theo lời kể của các cụ bô lão thì xưa có một toán giặc Tấc Tài Ngàn - hay còn gọi là giặc răng đỏ - đến chiếm đóng tại ngôi miếu thờ Thành hoàng Đức Cao Sơn ở sườn đồi Khau Dạ Háy (xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn). Chúng bắt con gái của dân làng lên giặt giũ, nấu ăn, ban đêm thắt miệng túi cho bọn chúng ngủ. Lũ giặc còn làm một cái trống to, đêm xuống, chúng bắt các cô gái dắt dê lên mặt trống để giẫm tạo ra âm thanh dồn dập như xông trận làm dân làng hoang mang lo sợ. Ban ngày, chúng xuống làng giết người, cướp bóc của cải khiến dân làng căm phẫn. Để giết giặc, dân làng đã bày mưu cho các cô gái phục vụ buộc miệng túi thật chặt khi giặc ngủ rồi làm ám hiệu cho dân làng biết để lên diệt giặc, quăng xuống suối Phai Huấn. Sau khi bọn giặc chết không lâu thì trong làng xuất hiện dịch bệnh lạ, làm nhiều người và vật nuôi bị chết, hạn hán xảy ra liên miên. Tại gần ngôi miếu Xa Vùn xuất hiện một tổ ong chúa rất lớn, hễ người và gia súc đi qua đều bị ong đốt chết. Thầy mo cho rằng giặc chết vào giờ linh không được cúng tế cho ăn nên chúng quậy phá. Thời gian sau, dân làng đã tổ chức lễ hội Ná Nhèm cúng tế Thành hoàng và tục hèm đánh trận mô tả lại quá trình chống giặc của người dân. |
![]() |
Người khắc ‘của quý’ lớn nhất Việt Nam: 'Tôi khắc âm thầm, không tiết lộ với ai'
Năm nay, Tàng Thinh và Mặt Nguyệt sẽ do các cụ bô lão trong xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) chỉ đạo làm và ... |