Hai chị em chết đuối khi đi bắt nghêu ở sông Thu Bồn | |
Trưởng Khoa cấp cứu hướng dẫn các bước cứu trẻ bị đuối nước |
Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Ngạt nước khiến nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ dẫn tới thiếu oxy máu và tử vong. Nhiều trường hợp bị ngạt nước được sơ cứu kịp thời nhưng không đúng cách còn để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, lời nói và sự phát triển của trẻ.
Theo thống kê, vào mùa hè hàng năm tỷ lệ thương tích xảy ra đối với trẻ rất cao, trong đó đuối nước chiếm gần một nửa và ở nước ta tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao gấp 10 lần ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm, cao thứ hai trên thế giới.
Năm 2017, theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối (chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%. Những tai nạn đuối nước thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh, các cơ quan chức năng đặc biệt vào thời điểm mùa hè.
Những hình ảnh thương tâm khi người dân đang cứu các học sinh bị đuối nước. (Ảnh: Dân trí) |
Liên tiếp những vụ việc đau lòng
Tại tỉnh Hòa Bình, chỉ trong tháng 4 - 5/2018, toàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ đuối nước, làm 8 người tử vong tại các huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn. Tất cả nạn nhân của các vụ đuối nước xảy ra từ đầu năm đến nay đều là trẻ em sinh các năm 2003, 2005, 2006, 2007, 2010, 2014, 2016.
Còn tại tỉnh Hải Phòng, vào trưa ngày 23/6, các cháu Nguyễn Văn Đ. (10 tuổi) và Nguyễn Bá Bảo H. (7 tuổi) cùng trú xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên cùng một số bạn rủ nhau ra khu vực dưới chân cầu Kiền tại khu vực thôn 3, xã Kiền Bái để chơi. Trong lúc chơi đùa, hai bé trai bị rơi xuống hố nước sâu gần chân cầu Kiền và tử vong.
Trước đó, tại tỉnh Đắk Nông, vào chiều ngà 9/5, một vụ tai nạn đuối nước xảy ra tại địa bàn xã Đắk Buk So, huyệnTuy Đức khiến 4 em học sinh tử vong. Theo đó, nhóm 6 em học sinh đang chơi tại bờ sông, một em bị trượt chân ngã xuống nước, những em còn lại nhảy xuống cứu bạn nhưng tất cả đều đuối nước theo. Khi người dân gần đó nghe tiếng kêu cứu đã chạy tới thì 4 em đã tử vong, 2 em còn lại trong tình trạng nguy kịch.
Còn trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong gần 6 tháng đầu năm 2018, đã có 27 trường hợp do đuối nước, trong đó đa số là học sinh. Những trường hợp đuối nước trên có điểm chung là thường gặp nạn ở các ao, hồ do người dân đào để phục vụ tưới hoa màu.
Mùa hè nhiều học sinh thường ra các ao, hồ sông suối để tắm nhưng không biết nguy hiểm đang rình rập các em. (Ảnh: Tri thức) |
Chia sẻ trên Báo Lao Động, bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), cho biết: "Những trường hợp đuối nước gia tăng trong giai đoạn mùa hè là điều khó tránh khỏi, đặc biệt đối với lứa tuổi trung học cơ sở. Trong độ tuổi hiếu động, việc các em xuống nước nô đùa, té nước, dìm nhau... đều khiến tình trạng đuối nước dễ xảy ra. Hơn nữa, nhiều gia đình để các em đi bơi lội tự do, sự tự do cùng với thiếu kinh nghiệm thực tế về bơi lội cũng dễ dẫn đến những nguy hiểm".
Một số biện pháp phòng đuối nước
Năm nào cũng vậy, đuối nước luôn rình rập trẻ em, đặc biệt là trong dịp hè, chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên quan tâm sát sao đến con em mình. Đồng thời, cần trau dồi những kỹ năng thực tế cho trẻ về những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên chú thực hiện những biện pháp phòng tránh đuối nước sau đây.
- Làm cửa chắn và rào chắn ở gần vùng sông nước, ao hồ, hố nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước.
- Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống sót, lớp sinh hoạt hè do địa phương tổ chức sẽ hạn chế nguy cơ đuối nước.
- Dạy bơi cho trẻ: Nếu cha mẹ tự dạy bơi cho trẻ cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho con em mình như cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, đeo kính bảo hộ mắt, xử lý sao khi bị chuột rút, đặc biệt dứt khoát không xuống nước tắm khi không có người lớn đi kèm...
Dạy bơi đúng cách cho trẻ. (Ảnh: Hậu - Hằng) |
- Khi đi tắm biển hay sông, biến chỉ cho trẻ tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển. Không được cho trẻ nằm trên phao khi tắm biển, vì trẻ sẽ dễ bị cuốn ra xa rất nguy hiểm.
- Những gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu, chum, vại, thùng đựng nước, nếu không thể không có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông.
- Mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, xuồng, thuyền, đò.
- Khi gặp trẻ đuối nước cần gọi người hỗ trợ, chỉ cứu trẻ bị đuối nước nếu biết bơi và biết cách cứu đuối.
Sơ cứu đúng cách người bị đuối nước
Hàng năm cứ vào hè lại có rất nhiều trường hợp đuối nước khi đi tắm biển, tắm hồ rất thương tâm. Khi bị đuối ... |
Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho trẻ em và vị thành niên
Đó là phát biểu của ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL tại buổi lễ phát động trẻ em toàn quốc học bơi an ... |
Rủ nhau xuống hồ tắm, hai anh em họ đuối nước thương tâm
Sau khi tan trường, Minh và Thông rủ nhau xuống hồ nước gần nhà để tắm, không may cả hai em bị trượt chân xuống ... |