Xử trí bệnh viêm gan do virút ở phụ nữ mang thai | |
Phát hiện virus cúm gia cầm H5N6 tại Đức |
Các nhà khoa học lo sợ rằng vi-rút deltacorona heo có thể lây sang người với hậu quả chết người. |
Các thí nghiệm cho thấy virus deltacorona heo, được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2012, dễ dàng lây nhiễm giữa các tế bào của các loài khác nhau, bao gồm cả người.
Tác nhân gây bệnh này chứng tỏ những điểm tương đồng với các vi rút chết người gây bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) đã từng cướp đi hơn 1.000 sinh mạng.
GS. Linda Saif, người đã tham gia trong nghiên cứu tại Đại học bang Ohio, cho biết: "Chúng tôi rất lo ngại về các vi rút corona mới xuất hiện cũng như những tác hại mà chúng có thể gây ra cho động vật và khả năng lây nhiễm sang người."
Khi được xác định lần đầu tiên trên heo ở Trung Quốc, vi-rút deltacorona heo không liên quan đến bệnh.
Vi-rút cùng họ với MERS |
Sau đó, trong năm 2014 nó được thấy là nguyên nhân của một ổ dịch tiêu chảy trên heo ở Ohio, Mỹ. Kể từ đó, vi rút đã xuất hiện trên heo ở nhiều quốc gia.
Những con heo nhỏ nhiễm bệnh sẽ bị tiêu chảy cấp và ói mửa và có thể chết.
Nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho thấy vi rút này nhắm vào một phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Khi gắn vào thụ thể, một enzyme đa chức năng được gọi là aminopeptidase N cho phép vi-rút tiếp cận với vật chủ.
Trong phòng thí nghiệm, vi rút không chỉ gắn với với các thụ thể ở heo như dự kiến, mà còn ở cả gà, mèo và người.
TS. Scott Kenney, nhà nghiên cứu hàng đầu của Đại học bang Ohio, cho biết: “Thụ thể giống như ổ khóa cửa, nếu vi rút mở được khóa, thì nó có thể xâm nhập vào tế bào và lây nhiễm cho vật chủ.
"Từ thời điểm đó, vấn đề chỉ là liệu nó có thể tái tạo trong các tế bào và gây bệnh trên động vật và người đó không."
Cho đến nay chưa có người nào được biết là bị nhiễm vi rút deltacorona heo.
Nhưng có những điểm tương đồng đáng sợ giữa vi rút heo và vi-rút Sars và Mers, các nhà nghiên cứu cho biết.
Năm 2002 và 2003, vụ dịch Sars bắt đầu ở Trung Quốc đã gây ra 774 ca tử vong ở 37 quốc gia.
Các nhà khoa học sau đó đã tìm ra rằng vi rút Sars bắt nguồn từ dơi trước khi lây sang người.
Vi-rút Mers được cho là đã lây nhiễm sang người từ lạc đà. Dịch Mers vẫn đang tiếp diễn ở Ả-rập Xê-út cho đến nay đã gây ra 1.800 ca nhiễm và 708 ca tử vong.
Công điện khẩn ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào Việt Nam
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cùng các Bộ về việc ... |
Cứu thành công một bé sơ sinh khỏi vi rút HIV từ người mẹ
Đổi phác đồ điều trị được hai ngày, thai phụ sinh con, bé ra đời khỏe mạnh, đặc biệt hai lần kiểm tra máu đều ... |
TP HCM: Bệnh tay chân miệng tăng mạnh, đã có 193 ca nhiễm vi rút Zika
Trong hai tuần đầu năm 2017, TP HCM có thêm 3 ca nhiễm vi rút Zika mới, nâng tống số ca bệnh của TP lên ... |