Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải vì sao 'cấm' gây tê tủy sống khi sinh mổ |
Gây tê tủy sống có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ phụ nữ sau sinh? | |
Bộ Y tế khuyến cáo gây mê nội khí quản nhằm phòng tránh tử vong trong mổ lấy thai |
Cuối tháng 6 vừa qua, thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến ký công văn gửi các cơ sở y tế yêu cầu bác sĩ khi mổ bắt con cho sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật… không được dùng phương pháp gây tê tuỷ sống, thay vào đó dùng gây mê nội khí quản (gây mê toàn thân).
Theo Thứ trưởng, thế giới đã áp dụng kỹ thuật gây mê tuỷ sống trong mổ bắt thai từ lâu. Nhưng với các trường hợp người mẹ có bệnh tim, huyết áp; nguy cơ chảy máu như: rau tiền đạo, sản giật, tiền sản giật; suy giảm chức gan, thận, phổi… các bác sĩ sẽ áp dụng gây mê nội khí quản.
![]() |
Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng quy trình này. Tuy nhiên qua theo dõi, giám sát và thẩm định tại nhiều địa phương vẫn còn những cơ sở y tế gây tê tuỷ sống mọi trường hợp. (Ảnh:tinmoi) |
“Thực ra 10 ca gây tê tủy sống thì có thể một ca bị biến chứng như tụt huyết áp, chảy máu, thậm chí nguy cơ ngừng tim, việc cấp cứu cực kỳ vất vả, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, để an toàn cho sản phụ, Bộ Y tế yêu cầu gây mê toàn thân trong những trường hợp đặc biệt”, thứ trưởng Tiến nói.
Để an toàn nhất cho sản phụ, Bộ Y tế có công văn chuẩn hoá quy trình cho những trường hợp đặc biệt, nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với sản phụ đẻ mổ.
Bộ Y tế có cấm gây tê tủy sống?
![]() |
Hiện nay có hai phương pháp gây mê nội khí quản và gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Biện pháp gây tê tủy sống được thực hiện nhiều hơn. (Ảnh: webtretho) |
Thời gian qua dư luận đã hiểu nhầm là Bộ Y tế cấm gây tê tủy sống khi mổ lấy thai là sai. Bác sĩ gây mê hồi sức Phạm Trung Nghĩa - Bệnh viện Hồng Đức, TP.HCM cho biết: văn bản này của Bộ Y tế hoàn toàn phù hợp bởi trong các trường hợp nhau bong non, nhau cài răng lược... nên gây mê nội khí quản cho sản phụ.
Nhiều mẹ lo ngại có thể bị liệt sau gây tê tủy sống mổ lấy thai. Các bác sĩ cho biết đây là một trong những tai biến có thể gặp của gây tê tủy sống, tỷ lệ xảy ra khoảng chừng 1/200.000. Giống như bất cứ thủ thuật y khoa nào nó đều có tiềm ẩn nguy cơ tai biến xảy ra.
Gây tê tủy sống còn gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện, là một phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện, thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh gây nên mất cảm giác, liệt vận động. Kỹ thuật gây tê tủy sống được thực hiện theo chỉ định của các bác sỹ khi phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ ban đầu (đẻ mổ chủ động). |
Gây mê nội khí quản có thực sự an toàn?
![]() |
Quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ ngủ và không biết gì khi gây mê nội khí quản. Bên cạnh đó là tình trạng sặc thức ăn do dạ dày của sản phụ bị chèn, khi gây mê, sản phụ có nôn ói rất nguy hiểm. (Ảnh: afamily) |
Đây là kĩ thuật gây mê toàn thân được thực hiện bằng cách đặt một ống thông làm bằng cao su hay chất dẻo đi từ miệng hoặc mũi vào trong khí quản của bệnh nhân với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.
Khi gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ mất tri giác tạm thời dưới tác dụng của 1 hoặc nhiều loại thuốc gây mê. Nói khác đi, trong quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ ngủ và không biết gì. Lúc tỉnh dậy, sản phụ cũng không nhớ gì về quá trình mổ nên không sợ hãi.
Theo các chuyên gia, gây tê tủy sống ưu việt hơn so với gây mê nội khí quản. Nếu sản phụ khỏe mạnh bác sĩ gây tê khi mổ giúp sản phụ tỉnh táo, em bé sinh ra khóc nhanh, phổi hoạt động tốt hơn, không có nguy cơ suy hô hấp, vì khi gây mê nội khí quản thuốc mê cũng có thể ngấm vào em bé. Gây tê tủy sống có biến chứng như chóng mặt, sốt nhưng so với gây mê nội khí quản thì gây tê tủy sống vẫn an toàn hơn.
Để thực hiện phương pháp gây mê nội khí quản, người bệnh cần nhịn ăn. Nếu trót ăn, sẽ phải hút sạch dạ dày, phương pháp này phức tạp hơn nhiều so với gây tê tuỷ sống. Gây mê nội khí quản để phẫu thuật lấy thai có ưu điểm phẫu thuật thuận lợi, thời gian mổ có thể kéo dài. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là một số thuốc mê, thuốc giảm đau qua được nhau thai nên có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.Biến chứng nguy hiểm nhất của gây mê nội khí quản là khó đặt nội khí quản để thở, dẫn đến suy hô hấp, giảm oxy máu gây nguy hiểm cho mẹ và con. |
Gây tê ngoài màng cứng là thế nào?
Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ ít phải chịu đau, đỡ mất sức, quá trình ‘lâm bồn’ sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn.
![]() |
Đây là trường hợp gây tê cho các sản phụ muốn đẻ không đau (đẻ thường nhưng không đau) và gây tê để giảm đau sau mổ. (Ảnh: kidplaza) |
Gây tê ngoài màng cứng thường được tiến hành khi các mẹ đã có những cơn co tử cung mạnh hơn và cổ tử cung đã mở khoảng 2-3cm. Gây tê ngoài màng cứng làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Do đó, sản phụ vừa không đau, vừa hoàn toàn tỉnh táo.Tuy nhiên nhiều giờ sau sinh, sản phụ có thể vẫn còn cảm giác tê ở chân, thậm chí cảm thấy yếu ở chân thời gian dài sau đó. Đau lưng cũng là tác dụng phụ khá phổ biển sau thủ thuật đẻ không đau.
Các loại thuốc dùng cho gây tê ngoài màng cứng thường an toàn và không ảnh hưởng đến em bé, nhưng có thể làm giảm huyết áp của người mẹ trong vài phút đầu tiên. Do vậy, thông thường khi sản phụ chọn phương pháp này khi sinh, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao cả mẹ và em bé trong suốt thời gian sinh. |