Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép mạ nhôm kẽm Việt Nam lên đến 37,14%

Mức thuế CBPG áp dụng đối với thép mạ nhôm kẽm của Việt Nam từ 3,06-37,14%; Trung Quốc từ 2,18%-8,88% và Hàn Quốc từ 9,98- 34,94%.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 23/12, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép mạ nhôm và kẽm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo đó, MITI cho rằng có sự tồn tại của hành vi bán phá giá, tạo ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Malaysia

Cơ quan này xác định biên độ phá giá của Việt Nam từ 1,56% đến 37,14%. Trong đó, Công ty Tôn Phương Nam (SSSC) được xác định có biên độ bán phá giá không đáng kể (dưới 2%) nên không bị áp dụng biện pháp CBPG. 

Mức thuế CBPG áp dụng đối với doanh nghiệp còn lại của Việt Nam từ 3,06-37,14%; Trung Quốc từ 2,18%-8,88% và Hàn Quốc từ 9,98- 34,94%. 

Hồi tháng 9 vừa qua, MITI cũng đã ban hành kết luận sơ bộ đối với vụ việc điều tra CBPG đối với một số sản phẩm thép mạ nhôm và kẽm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Cơ quan này áp dụng thuế CBPG tạm thời, nhằm ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước trong vòng 120 ngày, bắt đầu từ ngày 14/8/2020.

Mức thuế sơ bộ được áp dụng đối với Việt Nam từ 3,94% - 37,14%, Trung Quốc từ 2,17% - 18,88% và Hàn Quốc từ 9,98% - 34,94%.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.