Mô hình gọi vốn mới giúp doanh nghiệp không bị 'nuốt chửng'

Mô hình gọi vốn mới này sẽ giúp các doanh nghiệp gọi vốn không bị "cá mập" chi phối về chiến lược, chính sách kinh doanh hoặc bị nuốt chửng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ với bài toán gọi vốn hợp lý

Tại Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp với hơn 90% thuộc nhóm vừa và nhỏ, trong đó, nhiều công ty, tổ chức đi lên bằng việc phát triển kinh doanh cá nhân. Khi muốn mở rộng quy mô, chủ SMEs thường gặp vấn đề về nguồn vốn, vì số vốn tự có khó có thể đảm bảo cho việc phát triển. Vì vậy, các đơn vị này thường tìm đến ngân hàng hoặc tìm cách gọi vốn.

mo hinh goi von moi giup doanh nghiep khong bi nuot chung
Doanh nghiệp vừa và nhỏ với bài toán gọi vốn hợp lý (Ảnh: Đức Huy)

Mô hình gọi vốn truyền thống được các doanh nghiệp biết đến nhiều hiện nay là việc mời một hoặc ít nhà đầu tư hay quỹ đầu tư rót vốn, một công ty có ít cổ đông, mỗi cổ đông rót vào doanh nghiệp một số tiền lớn, chiếm tỷ lệ cổ phần cao trong công ty.

Mô hình này giúp các doanh nghiệp nhanh tiếp cận được nguồn vốn, tuy vậy, nhiều công ty bị nhà đầu tư lớn “cá mập” chi phối về chiến lược, chính sách hoặc bị nuốt chửng. Khi đã có được lợi nhuận lớn và quy trình vận hành đã hoàn thiện, vai trò của ekip sáng lập không còn là thiết yếu với doanh nghiệp nữa.

Gọi vốn cộng đồng CFM: Lời giải cho doanh nghiệp nhỏ trong việc gọi vốn

Trong bối cảnh đó, CFM Việt Nam thực hiện gọi vốn với hình thức ngược lại. Phương pháp gọi vốn cộng đồng CFM được triển khai theo hướng huy động nguồn vốn trong cộng đồng từ nhiều nhà đầu tư.

Mỗi nhà đầu tư góp một số vốn nhỏ, và chỉ chiếm một tỉ lệ cổ phần rất nhỏ trong doanh nghiệp, hoặc thậm chí không nắm giữ cổ phiếu công ty.

Với phương pháp này, chủ doanh nghiệp vừa có được nguồn vốn để phát triển mô hình kinh doanh, đồng thời không bị bất kỳ nhà đầu tư nào với số cổ phần quá cao chi phối hoạt động của mình.

Về phía doanh nghiệp, gọi vốn theo mô hình CFM, doanh nghiệp được tư vấn cụ thể về việc làm sao chọn được nhà đầu tư phù hợp, gọi vốn được thành công mà vấn kiểm soát và làm chủ quyền kinh doanh của mình.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng được hướng dẫn về tính pháp lý và các thủ tục, quy trình cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chiến lược nhân chuỗi, phát triển doanh nghiệp sao cho khách hàng trở thành cổ đông, tự mình góp vốn cho doanh nghiệp.

Về phía nhà đầu tư, gọi vốn cộng đồng sẽ giúp cho nhà đầu tư đạt được các lợi ích như: được đồng sở hữu hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp; nhận về được số cổ tức nhất định, nhận được một phần sản phẩm phục vụ doanh nghiệp.

Cũng theo mô hình này, nhà đầu tư chỉ nên bỏ ra khoảng 3% số tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư, như vậy, khoản đầu tư sẽ được đảm bảo hơn và chiến lược đầu tư sẽ rộng hơn.

Ngoài ra, theo CFM, doanh nghiệp sẽ bị kiểm soát chặt chẽ số vốn huy động, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng pháp luật bằng tổ tư vấn là các thành viên CFM cũ, đã gọi vốn thành công. Do đó, dòng tiền vốn của nhà đầu tư sẽ được đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

mo hinh goi von moi giup doanh nghiep khong bi nuot chung Shark Tank Việt Nam – Tập 4: Nhà khoa học bất đắc dĩ gọi vốn thành công dự án ‘đầu tư một lần, tiết kiệm mãi mãi’

Trong tập 4 của chương trình Shark Tank Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khoẻ - “Nhà khoa học bất đắc dĩ”, sáng lập Doanh nghiệp ...

mo hinh goi von moi giup doanh nghiep khong bi nuot chung Shark Tank Việt Nam - Tập 4: ‘Bún chảnh’ gọi vốn kỷ lục... 8 triệu USD

Trong tập 4 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, chị Nguyễn Bính đến từ Công ty Cổ ...

mo hinh goi von moi giup doanh nghiep khong bi nuot chung Shark Tank Việt Nam: Kỹ sư lương nghìn đô kêu gọi vốn khởi nghiệp sản phẩm nước mắm

Trong tập 3 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Anh Lê Anh và chị Hải Vân từ ...

mo hinh goi von moi giup doanh nghiep khong bi nuot chung Shark Tank Việt Nam: Hai ‘soái ca’ gọi vốn thành công cho đồng hồ mang thương hiệu Việt

Trong tập 3 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Quang Thái và anh Anh Đức là ...

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.