Mr. Đàm, Lệ Quyên kí tên lên tranh đấu giá từ thiện: Họa sĩ có thể khởi kiện

Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hành vi chỉ coi là hành vi xâm phạm nếu việc “sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm” “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. 

Gần đây, thông tin và hình ảnh việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên ký tên lên bức tranh của hoạ sĩ Hứa Thanh Bình được lan rộng. Nhiều ký kiến chỉ trích nặng nề 2 ca sĩ bởi dư luận cho rằng họ không tôn trọng tác phẩm nghệ thuật.

Bức tranh là vật phẩm được bán đấu giá nhằm hỗ trợ Lê Bình và Mai Phương chữa ung thư từ trước đó bỗng gây xôn xao. Cuộc đấu giá này có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, Lệ Quyên, Quang Linh, Dương Triệu Vũ, Bảo Anh...

Trong tổng số tiền thu được từ vật phẩm đấu giá gồm 835 triệu đồng thì có 200 triệu đồng là từ một nhà hảo tâm, nhờ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên đứng ra đấu giá hộ, và đó chính là bức tranh của hoạ sĩ Hứa Thanh Bình.

Vậy, hành vi ký lên bức tranh có xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ?

mr dam le quyen ki ten len tranh dau gia tu thien hoa si co the khoi kien
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ký tên lên bề mặt của bức tranh khiến dư luận lẫn giới họa sĩ phẫn nộ. (Ảnh: Dân trí).

Bức tranh của tác giả Hứa Thanh Bình là đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.

Theo Điều 19 thì quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ- CP (đã được sửa đổi, bổ sung), sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. (Đây là hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến trong các hoạt động sử dụng tác phẩm như: Xuất bản, biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi hình...)

Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi chỉ coi là hành vi xâm phạm nếu việc “sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm” “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.

Với hướng dẫn tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP, theo đó, quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm là “việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận với tác giả”. Theo tinh thần của quy định này, bất cứ việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm nào mà không có sự đồng ý của tác giả thì đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả.

Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả có thể chuyển nhượng cho người khác không?

Chuyển nhượng là nhượng lại cho người khác cái thuộc sở hữu của mình hoặc quyền lợi mà mình đang được hưởng.

Theo khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: "Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này".

Từ những quy định trên, tác giả được quyền chuyển nhượng quyền nhân thân cho người khác nhưng chỉ đối với quyền công bố tác phẩm, còn đối với các quyền nhân thân khác thì tác giả không thể chuyển nhượng.

Đối với hành vi ký lên tranh được xem là sửa chữa tác phẩm, một trong những hành vi bị cấm.

Vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam đang có những chế tài xử phạt như thế nào đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Có 3 chế tài đang được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Chế tài thứ nhất là chế tài hành chính. Chế tài hành chính được hiểu là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hang hoá vi phạm.

Chế tài thứ hai là chế tài hình sự. Chế tài hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Chế tài thứ ba là chế tài dân sự. Khác với 2 chế tài nêu trên, chế tài dân sự là việc chủ thể quyền (người bị vi phạm) phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này phải do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành.

mr dam le quyen ki ten len tranh dau gia tu thien hoa si co the khoi kien Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì ký tên lên tranh đấu giá từ thiện

Nam ca sĩ cho biết, việc anh thực hiện ký lên bức tranh là do yêu cầu của chủ nhân mới với mục đích làm ...

mr dam le quyen ki ten len tranh dau gia tu thien hoa si co the khoi kien Mr. Đàm, Lệ Quyên bị chỉ trích vì kí tên lên tranh hoạ sĩ nổi tiếng

Hai ca sĩ bị cư dân mạng lên án khi để lại chữ kí rất to lên bức tranh của họa sĩ Hứa Thanh Bình. ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (13/4 - 19/4): Sắp khởi công nhiều cao tốc ở Bình Dương và Thái Bình
Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tiền khả thi cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành; sắp khởi công cao tốc CT 08 đoạn qua Thái Bình và cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Dương... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.