Mua hàng trên Lazada, hàng loạt khách bị lừa đảo, Lazada bán cả hàng cũ cho khách

Nhiều người mua hàng trên Lazada không nhận được sản phẩm đúng nội dung quảng cáo. Nhưng khi liên hệ hãng, Lazada cho biết giao dịch nằm ngoài hệ thống nên không được hưởng chính sách trả hàng, hoàn tiền.

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (thuộc Bộ Công Thương) vừa cho biết một trong những trường hợp khiếu nại điển hình mà Cục nhận được 8 tháng đầu năm 2019 là  khiếu nại của người tiêu dùng về việc mua hàng qua các sàn thương mại điện tử.

Có dấu hiệu lừa đảo từ nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

Theo Cục Cạnh tranh, đầu năm đến nay, nhiều trang thương mại điện tử là đối tượng bị khiếu nại bởi người tiêu dùng, đặc biệt là việc mua phải hàng không đúng như quảng cáo.

Khiếu nại với cơ quan chức năng, nhiều người cho biết họ nhận được hàng không đúng như nội dung quảng cáo của đơn vị rao bán.

1111_zing-crop

Cục Cạnh tranh cho biết nhiều người mua hàng qua các sàn thương mại điện tử khiếu nại nhận được hàng không như quảng cáo. (Ảnh: Phúc Minh)

"Khi liên hệ, người tiêu dùng được sàn thương mại điện tử giải thích giao dịch này nằm ngoài hệ thống của Lazada, nên không được hưởng chính sách trả hàng, hoàn tiền. Người tiêu dùng rất bức xúc do trước đó đã có người liên hệ nói đúng tên, địa chỉ, số điện thoại, sản phẩm để thông báo giao hàng", đại diện Cục Cạnh tranh cho biết.

Đơn vị thuộc Bộ Công Thương cho hay các vụ việc này có dấu hiệu lừa đảo từ nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chiêu thức lừa đảo thường được sử dụng là sau khi tiếp nhận đơn, nhà bán hàng sẽ tự ý hủy đơn hàng, sau đó liên hệ lại với người tiêu dùng để giao một sản phẩm khác.

Vì vậy, trong các trường hợp này, mã đơn hàng giao đến khách không giống với mã đơn trên hệ thống của các sàn thương mại điện tử ghi nhận. Đồng thời, đơn vị vận chuyển cũng không phải đơn vị vân chuyển liên kết của các sàn thương mại điện tử.

Cục Cạnh tranh cho rằng đây là chiêu thức lừa đảo phổ biến thời gian qua, khi khách mua hàng qua các trang thương mại điện tử. 

Vì vậy, Cục khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nhận hàng khi trạng thái đơn trên hệ thống các sàn thương mại điện tử là "đang giao hàng", không nhận hàng khi trạng thái đơn "đã hủy" hoặc "đang lấy hàng".

Trong trường hợp mã đơn trên gói hàng không khớp mã đơn nhận được từ email hoặc thông báo đặt hàng, khách phải từ chối nhận.

Đồng thời, khách hàng phải chủ động kiểm tra xem đơn vị vận chuyển có đúng là đơn vị được sàn thương mại điện tử liên kết hay không, và kiểm tra xem hình ảnh vận đơn trên kiện hàng có đúng mẫu do sàn thương mại điện tử phát hành hay không.

"Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần lưu ý xem xét kĩ nhà bán hàng trước khi đặt mua, như các phản hồi của người mua trước, cửa hàng tư vấn tận tình, không hối thúc, giá cả không quá thấp so với thị trường", Cục Cạnh tranh cho biết.

Hàng loạt khách hàng khiếu nại Lazada bán sản phẩm không như quảng cáo

8 tháng đầu năm 2019, Cục Cạnh tranh đã tiếp nhận hơn 7.000 khiếu nại của người tiêu dùng.

Ngoài các khiếu nại về bảo vệ thông tin, giao kết hợp đồng, nhóm hành vi bị khiếu nại nhiều tiếp theo là cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không thuận tiện… dẫn đến người tiêu dùng khó khăn hoặc bị hiểu nhầm trong việc đưa ra quyết định mua bán, sử dụng dịch vụ.

Ảnh chụp Màn hình 2019-09-14 lúc 21

Thiếu cung cấp thông tin và chất lượng sản phẩm không như quảng cáo là nhóm các khiếu nại dẫn đầu 8 tháng đầu năm. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Nhóm hành vi bị khiếu nại liên quan số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng chiếm tỉ lệ 12%. 

Các hành vi này chủ yếu liên quan đến việc giao hàng chậm, số lượng, chất lượng hàng không đúng như nội dung quảng cáo, trong đó, phần lớn giao dịch liên quan của người tiêu dùng được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử hoặc qua các trang mạng xã hội.

Đây không phải là lần đầu tiên Cục Cạnh tranh cảnh báo người tiêu dùng về những rắc rối có dấu hiệu lừa đảo khi mua hàng qua các trang thương mại điện tử. 

Trước đó, nhiều khách hàng khiếu nại đến Cục về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của trang thương mại điện tử Lazada, như chậm giao hàng, giao không đúng sản phẩm như quảng cáo trên website, ứng dụng, tự động hủy đơn hàng đã đặt. 

Thậm chí, trang thương mại điện tử này còn giao hàng cũ, hàng đã qua sử dụng, hay quảng cáo giảm giá nhưng khách hàng phải mua với giá gốc…

Cục Cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên cảnh giác, bởi sản phẩm có thể khác quảng cáo do chưa được nhìn thấy tận mắt. 

Đặc biệt là sản phẩm có giá trị như trang sức, đồ điện tử, mĩ phẩm, nếu đơn vị bán yêu cầu trả tiền trước nhưng không được biết đầy đủ thông tin sản phẩm, người dùng cần từ chối nhận hàng, để tránh "tiền mất tật mang" và nhiều rủi ro khác.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.