Mua lại Uber là chưa đủ, Grab tuyên bố sẽ 'thâu tóm' thêm tại Đông Nam Á

Grab vừa phát đi thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh và cam kết sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn nữa bằng cách thực hiện ít nhất 6 khoản đầu tư hoặc mua lại trên toàn khu vực Đông Nam Á trong năm nay.

Chia sẻ chi tiết hơn về triển vọng kinh doanh, ông Ming Maa, Chủ tịch Grab cho biết: "Chúng tôi nhận thấy hiện nay là cơ hội chín muồi để Grab phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính và nhiều dịch vụ khác. Chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện ít nhất 6 khoản đầu tư hoặc mua lại, đồng thời huy động được 6,5 tỉ USD tổng số vốn đầu tư vào cuối năm nay".

Mua lại Uber là chưa đủ, Grab tuyên bố sẽ thâu tóm thêm tại Đông Nam Á - Ảnh 1.

Chủ tịch Grab cam kể sẽ thực hiện ít nhất 6 khoản đầu tư hoặc mua lại trong năm nay. (Ảnh minh họa).

"Trong số các thị trường trọng điểm, chúng tôi sẽ đầu tư một phần đáng kể từ số vốn huy động được vào Indonesia, nơi chúng tôi đang hướng đến mục tiêu phát triển lớn gấp 4 lần so với đối thủ gần nhất và tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực di chuyển", Chủ tịch Grab khẳng định.

Theo số liệu thống kê từ Grab, hiện nay, hoạt động của công ty tại Indonesia đang mở rộng với doanh thu tăng hơn gấp đôi trong năm 2018.

Cũng theo nghiên cứu thị trường của ABI Research, Grab đang chiếm 62% thị phần đặt xe công nghệ tại Indonesia.

Bên cạnh đó, loại hình dịch vụ GrabFood cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng tại Indonesia, khi tăng độ phủ từ 13 thành phố vào đầu năm 2018 lên đến 178 thành phố vào cuối năm và đạt số lượng đơn hàng tăng gần gấp 10 lần trong năm 2018.

Trong năm 2018, Grab đã mở rộng đáng kể hệ sinh thái của mình thông qua quan hệ hợp tác với các công ty hàng đầu thế giới như Toyota, Hyundai, Microsoft và Mastercard và xác lập quan hệ hợp tác với các công ty như Central Group và Kasikornbank tại Thái Lan; OVO, Bank BTN và Bank Mandiri tại Indonesia; United Overseas Bank tại Singapore; SM Investment Corporation tại Philippines; Moca tại Việt Nam và Maybank tại Malaysia....

Cuối tháng 3 năm ngoái, Grab đã công bố thông tin về việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Công ty này đã tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ (multi-modal transportation and fintech platform). Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.

Tới ngày 8/4 Uber chính thức ngừng hoạt động và văn phòng doanh nghiệp này cũng đã đóng cửa. Giao dịch tập trung kinh tế giữa Grab và Uber đã chính thức hoàn tất tại thị trường Việt Nam.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.