Mua phải điện thoại nhập lậu, khách hàng có bị thu hồi sản phẩm không?

Để nhận biết được điện thoại nhập lậu không phải là kiến thức thông thường mà cần có những hiểu biết, trình độ nhất định. Cho nên, việc khách hàng không biết được mình đã mua phải điện thoại nhập lậu là chuyện bình thường.

Về nguyên tắc của các quy định pháp luật về xác định tất cả tang vật là hàng hóa, phương tiện, vật phẩm khác nếu đã đủ căn cứ xác định là hàng nhập lậu, hàng phạm pháp, hàng cấm dù có được chuyển đổi, hợp thức hóa bằng các chứng từ dưới mọi hình thức đều phải được thu hồi, tịch thu xung công quỹ.

Thông tư liên tịch số 64 hay Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng cũng đã quy định rất rõ về điều này.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu tài sản ngay tình và không ngay tình như sau:

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Mua phải điện thoại nhập lậu, khách hàng có bị thu hồi sản phẩm không? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tổ Quốc).

Khi cá nhân, tổ chức mua phải điện thoại nhập lậu, có 2 trường hợp xảy ra:

Biết là điện thoại nhập lậu

Người mua điện thoại trong trường hợp này đã chiếm hữu không ngay tình. Cho nên, khi bị phát hiện đang sử dụng điện thoại nhập lậu sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại tại Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tính chất của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đó chính là hành vi tuy không hứa hẹn trước nhưng đã tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

Để đánh giá được ý chí của khách hàng về tài sản này thì cần xác định về thời điểm người mua có biết đây là tài sản do phạm tội mà có hay không hay do những thông tin gian dối mà khách hàng tin tưởng để mua.

Căn cứ để xác định người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngưòi khác phạm tội mà có phải "do phạm tội mà có" chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ.

Nếu người có được tài sản đó nhưng không phải là do phạm tội mà do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác mà có, hoặc có hành vi của người có tài sản đó thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì chưa gọi là tài sản do phạm tội mà có.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

- Có tổ chức

- Có tính chất chuyên nghiệp

- Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng

- Thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 10 năm:

- Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới một tỉ đồng

- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

- Tài sản, vật phạm pháp trị giá một tỉ đồng trở lên

- Thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp các bên mua bán có sự thỏa thuận từ trước việc mua bán thì ở đây, người có hành vi mua bán hàng hóa được cho là buôn lậu sẽ bị coi là đồng phạm và bị xử lý hình sự về tội phạm mà người phạm tội vi phạm để có được tài sản.

Không biết là điện thoại nhập lậu

Để nhận biết được điện thoại nhập lậu không phải là kiến thức thông thường mà cần có những hiểu biết, trình độ nhất định. Cho nên, việc khách hàng không biết được mình đã mua phải điện thoại nhập lậu là chuyện bình thường.

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định.

Tại Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thì buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường.

Như vậy, việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan chức năng, nếu người dân mua điện thoại có hóa đơn chứng từ đàng hoàng thì sẽ không bị thu giữ.

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi đặt ra từ một tình huống. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin được cung cấp.

Những tư vấn chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.