Như đã đăng tải ở bài viết trước, với vỏ bọc là một thầy bùa có khả năng chữa bách bệnh cứu người, danh tiếng của Hai Tửng vang rộng khắp cả vùng. Nhưng cái cảnh suốt ngày lênh đênh trên thuyền, không một mảnh đất cắm dùi khiến hắn không dưới đôi lần phàn nàn. Những lúc rảnh rỗi không phải "chữa bệnh cứu người" gã lại mon men rời con thuyền nhỏ của mình, ghé thăm những căn nhà trong ấp.
Lấy câu chuyện làm quà, gã ghé hết nhà này sang nhà khác trong ấp. Trong những câu chuyện không đầu, không cuối với gia chủ gã thầy bùa này không quên nhiệm vụ khoác lác về tài năng của mình.
Không chỉ thế Hai Tưng luôn tỏ ra là một kẻ có hiểu biết sâu rộng. Nhờ tài khua môi, múa mép của mình mà hắn đã chẳng mấy khó khăn khiến những lão nông quanh năm chỉ biết đến ruộng vườn tin sái cổ.
Những người dân nơi đây kể rằng, trong những câu chuyện thao thao, bất tuyệt của mình với những người dân bản xứ. Thì ông Bảy Trợt (một lão nông trong thôn) được xem là người tâm đắc nhất những gì gã kể. Một phần là chỗ gần nhà, phần vì thấy gã còn khá trẻ nhưng đã tỏ ra là một người nhân hậu, lại có tài năng hơn người lên ông Bảy Trợt rất kết gã.
Chân dung gã thầy bùa Hai Tửng |
Không kể sáng sớm hay chiều muộn, cứ rảnh là Hải Tửng lại lui tới nhà ông Bảy Trợt để chuyện trò. Trong những câu chuyện kể về chiến tích của mình, gã thầy bùa thi thoảng lại than vãn về việc không có mảnh đất cắm dùi để có thể chú tâm luyện bùa chữa bệnh cứu người.
Sẵn thiện ý làm phúc, thấy gã thầy bùa nhân đức ngỏ lời, ông Bảy Trợt không ngần ngại cho gã thầy bùa mới quen biết mượn mảnh đất vườn cách nhà mình hơn trăm mét để làm chỗ lương thân.
Như mở cờ trong bụng, Hai Tửng nhanh chóng mua sắm đồ gỗ để dựng căn chòi nhỏ làm chốn dung thân. Khi căn nhà nhỏ của gã thầy bùa dựng lên, ông Trợt cảm thấy vui lắm, vì nghĩ rằng từ đây Hai Tửng sẽ có điều kiện hơn để chú tâm luyện bùa chú cứu người. Nhưng sự thật phía sau ý đồ mượn đất của gã thầy bùa tàn ác thì ông không thể ngờ tới.
Bến đò nên gã thầy bùa Hai Tửng dùng làm nơi luyện Thiên Linh Cái |
Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng anh Võ Văn Giàu (43 tuổi, con trai ông Trợt) vẫn còn nhớ như in những câu chuyện về gã thầy bùa Hai Tửng, nhất là chuyện cha mình đã cho Hai Tửng mượn đất để làm nơi cư trú, anh Giàu cho biết: "Ngày mới tới, Hai Tửng thường xuyên chữa bệnh cho người ta mà không hề lấy tiền hay quà cáp, lại có dáng vẻ lại hiền lành.
Dù Hai Tửng còn ít tuổi, giống như mọi người, cha tôi rất nể phục bởi tấm lòng nhân đức của gã. Sau khi quen thân, thấy gã than vãn về việc không có mảnh đất cắm dùi để chú tâm hơn cho việc chữa bệnh cứu người. Chẳng toan tính gì, cha tôi cho gã mượn mảnh đất ruộng của nhà để gã cất căn tròi nhỏ làm nơi trú thân.
Không những thế, hàng ngày nếu gã gặp khó khăn gì cả nhà tôi liền hỗ trợ hết mình. Gia đình tôi chỉ mong rằng gã sẽ có một nơi ở cố định để lo việc chữa bệnh cho bà con. Chúng tôi không thể trị bệnh được như gã thì chúng tôi mong rằng mình sẽ góp cùng với gã trong những việc lành gã đang làm. Và thật sự từ khi có đất xây nhà, tôi thấy nhiều người đến chữa bệnh hơn, nhất là những chị em phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp. Ngày đó, tên tuổi gã nổi như cồn trong vùng cù lao này”, Anh Giàu tâm sự về những ngày đầu gã thầy bùa đến cù lao này.
Bài tới: Chồng mang vợ dâng cho thầy bùa vì tin sẽ chưa khỏi bạo bệnh