Mỹ phẩm handmade và những hệ quả khôn lường

Luôn được quảng cáo là có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng… mỹ phẩm handmade đã trở thành trào lưu phổ biến, thế nhưng kết quả mang lại không tốt như nhiều người vẫn tưởng.
my pham handmade va nhung he qua khon luong Tiêu hủy lô hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng lậu trị giá hơn 10 tỷ đồng
my pham handmade va nhung he qua khon luong Hỏng da mặt vì mỹ phẩm 'dỏm'
my pham handmade va nhung he qua khon luong Rất nhiều thể loại mỹ phẩm 'ngoại nhập' hay 'xách tay' đi ra từ xưởng sản xuất kinh hoàng như thế này!

Trào lưu sử dụng mỹ phẩm handmade xuất hiện phổ biến từ những năm 2012 và ngày càng phát triển rầm rộ cho đến gần đây. Hiện nay, số lượng người bán cũng như người sử dụng loại mỹ phẩm này tăng lên đáng kể nhưng đi kèm với nó là những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mà không phải ai cũng có thể biết trước.

Mỹ phẩm handmade là gì?

my pham handmade va nhung he qua khon luong
Công thức pha chế mỹ phẩm handmade, địa chỉ tìm mua thành phần nguyên liệu, cách vệ sinh dụng cụ đựng, cách bảo quản thành phẩm… dường như chẳng có gì khó khăn.

Mỹ phẩm handmade hay còn gọi là mỹ phẩm tự chế có thể được sản xuất bởi cá nhân và được thực hiện thủ công tại nhà.Loại mỹ phẩm này được tạo ra bởi những “công thức độc quyền” mà chỉ người bán mới biết và các thành phần dùng để điều chế được cân chỉnh không theo bất kì liều lượng nào. Điều đáng nói là các loại mỹ phẩm này không hề được kiểm định về độ an toàn và khách hàng chỉ mua sản phẩm bằng “niềm tin” và những lời quảng cáo đầy mời gọi.

Theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1.7.2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có đội ngũ nhân sự với kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu: “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP); có hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng đầy đủ; xây dựng nhà xưởng đúng quy định. Vì vậy, cá nhân tham gia các khóa học tự làm mỹ phẩm, được cấp giấy chứng nhận từ các trung tâm đào tạo làm mỹ phẩm nhưng cơ sở sản xuất chưa được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì sẽ không được phép tự sản xuất, buôn bán mỹ phẩm tự chế.

Vì sao mỹ phẩm handmade có thể “đứng vững” trong thị trường?

Trào lưu sử dụng mỹ phẩm handmade bắt nguồn từ nỗi hoang mang với các loại mỹ phẩm công nghiệp, chứa nhiều hóa chất độc hại. Ban đầu, mỹ phẩm handmade được một số người điều chế để tự sử dụng hoặc tặng cho bạn bè, người quen. Sau đó ngày càng nhiều người tin dùng hơn, vì thấy thành phần chiết xuất từ các tinh chất thiên nhiên có thể sẽ không gây hại cho làn da của mình.

my pham handmade va nhung he qua khon luong
Giá rẻ, sản phẩm tự làm không hóa chất, lời quảng cáo đầy mời gọi, màu sắc nhẹ nhàng bắt mắt khiến cho nhiều người lầm tưởng mỹ phẩm handmade rất an toàn.

Không dừng lại ở đó, mỹ phẩm handmade đứng vững trong thị trường mỹ phẩm bởi vì loại mỹ phẩm này luôn được mời chào với giá cả “cực rẻ”, nguyên liệu thì cam kết “100% thiên nhiên”, kèm theo chiết xuất từ các loại tinh dầu…Giá cả dao động như: son siêu dưỡng dạng hũ giá 60.000 đồng, son sáp 80.000 đồng, son tint 90.000 đồng,... Đó là chưa kể giá bỏ sỉ còn thấp hơn nhiều, trên một tài khoản facebook chỉ rao bán với giá 30.000 đồng/cây.

Những hệ lụy không thể ngờ từ việc sử dụng mỹ phẩm handmade

Các loại mỹ phẩm chính hãng để đến được tay người sử dụng phải trải qua sự kiểm định nghiêm ngặt của các cơ quan, chống hàng giả hàng nhái; ngược lại mỹ phẩm handmade không hề được kiểm định về chất lượng, mức độ an toàn, không đo lường được mức độ độc hại của sản phẩm. Vì thế, khi dùng những mỹ phẩm handmade kém chất lượng sẽ khiến làn da của người sử dụng phải “khóc thét” và sức khỏe cũng bị đe dọa nặng nề.

Mụn và dị ứng đeo bám triền miên trên da

my pham handmade va nhung he qua khon luong
Mụn và dị ứng là những biểu hiện thường thấy khi sử dụng sản phẩm kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất.

Vì chạy theo lợi nhuận, những hóa chất độc hại được cho vào các sản phẩm handmade nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Mỹ phẩm càng rẻ tiền thì lượng độc hại càng nhiều, tạo điều kiện cho mụn phát triển. Bên cạnh đó, những chất bảo quản, chất tạo mùi, hợp chất retinol vượt quá mức cho phép là nguyên nhân gây dị ứng da.

Nám sâu khó trị do sử dụng mỹ phẩm nhiễm phải corticoid, thủy ngân

my pham handmade va nhung he qua khon luong
Da nhiễm corticoid, dễ bị kích ứng, mỏng nổi gân máu, nám da đeo bám thường xuyên.

Mỹ phẩm được “gắn mác” handmade với công dụng nhanh chóng và hiệu quả “tức thời” thì thường chứa hàm lượng corticoid, thủy ngân. Sau một thời gian đầu hiệu quả có thể “như mơ”, khiến người dùng càng tin tưởng, nhưng kéo dài về sau nếu buông bỏ sử dụng sản phẩm sẽ kèm theo một số dấu hiệu như: da yếu, đỏ, rát, ngứa, mụn liên miên,…đặc biệt là làm gia tăng sắc tố, gây nên nám da và rất khó phục hồi.

Khả năng ung thư rất cao

Giới chuyên môn cho biết hoạt chất paraben là chất bảo quản được sử dụng phổ biến nhất trong mỹ phẩm handmade, bao gồm: mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng, sản phẩm chăm sóc tóc. Đặc biệt, chính hàm lượng paraben trong mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư.

Mắt mờ, viêm hoặc mù mắt do sản phẩm kém chất lượng

my pham handmade va nhung he qua khon luong
Một số sản phẩm chăm sóc mắt chứa hóa chất làm mắt viêm, sưng, mắt mờ và nguy hiểm có thể làm mù mắt.

Điển hình là việc sử dụng các loại mascara kém chất lượng, tự chế khiến cho mi rụng, thâm mắt, làm cho mắt ngày càng mờ đi và có thể dẫn đến mù lòa.

Dị ứng mỹ phẩm quá mức gây nên tử vong

Khi làn da bị dị ứng nếu cứ mãi tiếp tục sử dụng những loại sản phẩm kém chất lượng có thể làm da sưng tấy, lở loét,… nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là viêm nhiễm nội tạng, hoại tử, thậm chí dẫn đến tử vong.


Dấu hiệu nhận biết mỹ phẩm kém chất lượng

- Màu sắc: Sản phẩm có màu sắc khá nổi bật.

- Mùi thơm: Mùi của các loại mỹ phẩm kém chất lượng thường khá gắt và nồng.

- Mẫu mã: Bao bì thường đơn giản, nhãn mác in ấn thiếu chuyên nghiệp, không ghi rõ thành phần, nơi sản xuất, mã vạch thương mại hóa,…

- Cảm giác khi thoa: Khó thẩm thấu, thoa lên da có cảm giác nặng.

- Dấu hiệu trên mặt: ngứa, đỏ, dị ứng, nổi mụn nhiều, bệnh lí về da,...gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Mỗi người nên trang bị những kiến thức hiểu biết về làn da của mình, chọn mua sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại các địa chỉ uy tín, được kiểm định chất lượng. Ngoài ra, cần sử dụng hàng mẫu cẩn thận trước khi mua.

- Theo Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Châu - chuyên gia nghiên cứu và phát minh mỹ phẩm tại Nhật Bản và Mỹ cho biết: “Có rất nhiều người làm mỹ phẩm handmade hiện nay chỉ nghĩ đơn giản trộn các chất lại ra được thứ có hình dạng bên ngoài như mỹ phẩm thì đó đã là mỹ phẩm. Trong thực tế, để hoàn thành một sản phẩm mỹ phẩm cho dù là handmade, tối thiểu cũng cần phải tiến hành các kiểm tra mức độ an toàn của sản phẩm, kiểm tra vi sinh. Thêm vào đó, vấn đề đảm bảo vệ sinh khi sản xuất là yếu tố bắt buộc, tốt nhất là sản phẩm được tiến hành trong môi trường sạch sẽ như phòng thí nghiệm hoặc đảm bảo các điều kiện tương đương. Thậm chí phải cân nhắc cả phản ứng có thể xảy ra giữa ruột sản phẩm và loại chai lọ để chọn loại vỏ chai thích hợp. Chính vì thiếu hụt những kiến thức này nên rất nhiều trường hợp sản phẩm handmade làm ra qua một thời gian bị tách lớp, biến chất, sinh nấm mốc độc hại... có thể gây viêm da hoặc ảnh hưởng xấu hơn đến sức khỏe da”.

- Bác sĩ Lê Ngọc Diệp, giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược chia sẻ: “Vì đa phần mỹ phẩm tự chế do những người không có nhiều kiến thức về các thành phần mỹ phẩm, hóa chất cũng như thành phần cấu tạo của da làm ra. Do đó, son handmade - mỹ phẩm tự chế xuất có thể bị biến chất, gây hại lâu dài cho người sử dụng, như ung thư, nhiễm độc. Chưa kể, các sản phẩm tự chế nguồn gốc từ thiên nhiên thường có thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hư hỏng, lên men, nấm mốc dẫn đến dị ứng, hoặc các thương tổn khác nặng hơn".

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.