Mỹ tố Trung Quốc xây đảo nhân tạo phục vụ quân sự trên Biển Đông

Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan tình báo địa không gian Mỹ cho thấy các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông không chỉ nhằm mục đích dân sự như tuyên bố, mà còn phục vụ quân sự.
my to trung quoc xay dao nhan tao phuc vu quan su tren bien dong Trung Quốc định xây nhà máy điện hạt nhân siêu nhỏ ở Biển Đông
my to trung quoc xay dao nhan tao phuc vu quan su tren bien dong
Tàu nạo vét của Trung Quốc xuất hiện xung quanh bãi Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters

Sputnik News hôm 12/10 đưa tin, Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ ( NGA), tổ chức cung cấp và nghiên cứu các hình ảnh tình báo và vệ tinh của Lầu Năm Góc tuyên bố họ có bằng chứng cho thấy nỗ lực cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ nhằm mục đích dân sự.

Phát biểu tại phiên điều trần quốc hội gần đây, Giám đốc NGA Robert Carrdillo cho biết tổ chức này đã phân tích các hình ảnh chụp từ vệ tinh và phát hiện "các cấu trúc liên quan tới quân sự, cùng các thiết bị tạo điều kiện cho Trung Quốc thường xuyên đưa lực lượng quân sự ra các đảo này".

"Khi hoàn thành, các tiền đồn này sẽ bao gồm bến cảng, trạm thông tin liên lạc và hệ thống giám sát, cơ sở hậu cần và ba sân bay”, báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc cho hay.

Bản báo cáo còn tiết lộ thêm rằng các công trình sẽ "tăng cường đáng kể sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông, củng cố khả năng kiểm soát tình hình và không gian hàng hải trong khu vực của Trung Quốc".

Dù không nêu chi tiết về loại thiết bị quan sát được trên các đảo nhân tạo, ông Cardillo suy đoán nó có thể được sử dụng trong nhiệm vụ như kiểm soát máy bay, xử lý vũ khí cũng như lưu trữ nhiên liệu. Ông cho biết các hình ảnh của NGA là cơ sở để xem xét ý đồ của Trung Quốc tại Biển Đông và nhìn rõ mục đích thật sự của họ trên các đảo nhân tạo.

Bắc Kinh từng tuyên bố rằng các đảo nhân tạo được xây dựng nhằm mục đích dân sự như hoạt động cứu hộ. Tuy nhiên, các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhiều lần tuyên bố chúng phục vụ cho mục đích quân sự.

Chiều 12/7 (theo giờ Việt Nam), Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông.

Phán quyết của PCA khẳng định yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS); Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường 9 đoạn". Theo PCA, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của bãi Mischief (Vành Khăn) hay bãi Thomas (Cỏ Mây). PCA cũng khẳng định thực thể Itu Aba (Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa là "bãi đá", nên không có vùng đặc quyền kinh tế. PCA cho rằng Bắc Kinh đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa.

Phán quyết của PCA cũng nhấn mạnh Trung Quốc đã can thiệp vào các quyền đánh bắt truyền thống của Philippines tại bãi Scarborough (Hoàng Nham) trên Biển Đông. Theo PCA, những hành động của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm những tranh chấp với Philippines trong lúc đang các bên nỗ lực để giải quyết vấn đề.

chọn
Doanh nghiệp 'hụt hơi' do sự rút lui của đối tác ngoại
Theo Chủ tịch CLB BĐS TP HCM, hơn 3 năm qua, các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là công ty chứng khoán có nguồn vốn lớn đã rút khỏi Việt Nam khoảng trên dưới 5 tỷ USD.