Tài xế Uber diễu hành chia tay ứng dụng này dừng hoạt động ở Việt Nam. Ảnh: Di Linh |
Như chúng tôi đã đưa tin, mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD, Bộ Công thương) đã quyết định điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam.
"Trên cơ sở kết quả làm việc với các bên liên quan và thông tin thu thập được, căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Cạnh tranh năm 2004, Cục CT&BVNTD quyết định tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc hạn chế cạnh tranh liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế nêu tại Luật cạnh tranh năm 2004.
Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ giao dịch", Cục CT&BVNTD cho hay.
Liên quan đến việc trong điều tra sơ bộ hoạt động của Grab tại Việt Nam có diễn ra bình thường hay không, chúng tôi đã có trao đổi với luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch để làm rõ.
Theo luật sư Tuấn Anh, Luật Cạnh tranh 2004 không có điều luật nào quy định doanh nghiệp trong quá trình điều tra về hành vi vi phạm cạnh tranh sẽ phải tạm dừng hoạt động.
"Do vậy có thể hiểu trong thời gian điều tra sơ bộ, khi Cục Cạnh tranh chưa đưa ra được kết luận Grab có vi phạm quy định về tập trung kinh tế hay không thì hoạt động của đơn vị bị điều tra vẫn diễn ra bình thường", luật sư Tuấn Anh nói.
Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, Luật Cạnh tranh 2004 yêu cầu những trường hợp mua bán sáp nhập mà có ảnh hưởng lớn đến mức cạnh tranh của thị trường sẽ bị hạn chế.
Cụ thể Điều 18 Luật này quy định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.
"Trong trường hợp Grab mua lại Uber, theo quy định Grab và Uber phải gửi thông báo đến Cục Cạnh tranh về giao dịch kinh tế này để cơ quan xem xét ảnh hưởng mức độ cạnh tranh trước và sau khi hoàn tất giao dịch.
Nếu Cục Cạnh tranh thấy không ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc ảnh hưởng không đáng kể (doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật), hoặc ảnh hưởng đáng kể nhưng rơi vào một số trường hợp miễn trừ quy định tại Điều 19 Luật Cạnh tranh 2004 đó là:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ", luật sư cho biết.
Tin mới nhất vụ Cục Cạnh tranh điều tra Grab mua Uber
Liên quan đến thương vụ "thâu tóm" Uber, phía GrabTaxi vẫn chưa cung cấp căn cứ chứng minh thị phần kết hợp thấp hơn 30%. |
Điều tra sơ bộ vụ Grab mua Uber tại thị trường Việt Nam
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng quyết định điều tra sơ bộ vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber ... |
Cũng theo luật sư Tuấn Anh, trong trường hợp Cục Cạnh tranh kết luận Grab có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh thì đơn vị này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Mục 3 chương II Nghị định 71/2014/NĐ-CP, mức tiền phạt tối đa lên tới 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi tập trung kinh tế vi phạm.
"Ngoài ra bên cạnh việc phạt tiền, đối tượng bị vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp phạt bổ sung hoặc khắc phục hậu quả khác như là chia tách doanh nghiệp sáp nhập, doanh nghiệp mua lại có thể buộc phải bán lại phần tài sản mà doanh nghiệp đã mua", ông Tuấn Anh thông tin thêm.
Lời 'cám ơn Uber, Grab' giữa nghi án phạm luật, độc quyền
Giữa nghi án phạm luật, độc quyền sau thương vụ mua Uber ở Đông Nam Á, đại diện một đơn vị cung cấp ứng dụng ... |