Theo New Yorks Times, không có quốc gia nào trên thế giới được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung hơn Việt Nam.
Giờ đây, nhiều công ty công nghệ lớn đang tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành "thiên đường" sản xuất điện thoại thông mình và các thiết bị cao cấp khác.
Việt Nam trở thành "thiên đường" sản xuất điện thoại thông mình và các thiết bị cao cấp khác. (Ảnh: NYT).
Mặc dù vậy, để làm được điều đó, Việt Nam cần phải vượt qua một số trở ngại mà trước tiên là về nguyên liệu.
Công ty của Vũ Hữu Thắng tại thành phố Bắc Ninh, Bắc Việt Technology, sản xuất các bộ phận nhựa nhỏ cho máy in Canon, máy nghe nhạc, điện thoại di động và phụ kiện điện thoại Samsung, bao gồm cả tai nghe nhét tai. Ông nói rằng công ty của ông sẽ khó cạnh tranh với các nhà cung cấp Trung Quốc, chừng nào ông vẫn còn phải nhập 70 đến 100 tấn nguyên liệu nhựa nhập khẩu mỗi tháng, hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc.
"Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc", ông Thắng nói. "Khi chúng tôi mua nguyên liệu tại Việt Nam, nó đắt hơn 5-10% so với Trung Quốc". Và thị trường Việt Nam quá nhỏ, ông nói, để lôi kéo các nhà sản xuất nhựa đặt nhà máy ở đây.
Các nhà đám phán của Hoa Kì và Trung Quốc đang có cuộc hội đàm trong tuần này tại Thượng Hải, để tìm cách giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài. Tuy nhiên, đối với một số công ty thì sự hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đã bị mờ nhạt đi.
Điện thoại thông minh, máy chơi game video và các mục yêu thích khác của người tiêu dùng có khả năng sẽ là những cái tên tiếp theo trong danh sách thuế quan của Trump. Các nhà sản xuất đang cảm thấy áp lực khi phải tìm những điểm có lao động lương thấp mới để sản xuất hoặc hoàn thiện sản phẩm của họ.
Nhà máy của Công ty công nghệ Bắc Việt ở Bắc Ninh. (Ảnh: NYT).
Apple đã tìm đến Việt Nam và Ấn Độ trong một nỗ lực tìm kiếm các cách để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình. Theo Panjiva, một công ty nghiên cứu chuỗi cung ứng, cho biết Nintendo đã tăng tốc chuyển đổi sản xuất bảng điều khiển Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Công ty điện tử Đài Loan Foxconn, một nhà lắp ráp iPhone lớn, cho biết vào tháng 1/2019 rằng họ đã mua quyền sử dụng đất ở Việt Nam, đồng thời họ cũng đã bơm 200 triệu USD vào một công ty con ở Ấn Độ. Các đối tác khác của Apple ở Đài Loan và Trung Quốc cũng chia sẻ rằng họ đang xem xét tăng cường hoạt động tại Việt Nam.
Tuy vậy, Việt Nam – quốc gia gần 100 triệu dân, sẽ không thể thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới chỉ sau một đêm.
Theo New York Times, giá đất ở Việt Nam khá đắt, và đang thiếu rất nhiều nhà máy, nhà kho có thể sử dụng được luôn. Nguồn nhân sự quản lí cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Theo ông Frederick R. Burke, một giám đốc điều hành công ty luật Baker McKenzie, tại TP HCM, mặc dù lực lượng lao động của Việt Nam tăng thêm một triệu người mỗi năm nhưng Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt lao động.
Việt Nam cũng không có nhiều công ty sản xuất các linh kiện, bộ phận và vật liệu chuyên dụng như các nhà sản xuất có thể yêu cầu ở Trung Quốc.
Nhà sáng lập Nguyễn Xuân Hoàng của VPMS. (Ảnh: NYT).
Bà Trần Thu Thủy, lãnh đạo Công ty HTMP, chuyên cung cấp khuôn kim loại để sử dụng trong việc sản xuất nhựa và chế tạo các bộ phận đúc, cho biết: "Tất nhiên là tôi rất thích làm việc với Apple vào một ngày nào đó".
"Nhưng công ty cần phải cải thiện rất nhiều trước khi ngày đó có thể đến. Có một danh sách dài", cô nói thêm.
Việt Nam là một gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất giày dép, quần áo và các loại hàng hóa thâm dụng lao động khác. Gần một nửa số giày thể thao của Nike và Adidas hiện đang được sản xuất tại Việt Nam.
Khi các nhà máy mọc lên, Việt Nam đã cam kết cải thiện đường sá, cảng biển và nhà máy điện. Việt Nam cũng đã kí nhiều thỏa thuận thương mại, bao gồm cả thỏa thuận đạt được vào tháng trước với Liên minh châu Âu.
Việt Nam muốn có mối quan hệ thương mại đôi bên cùng có lợi với các nước và đang dần trở thanh một trung tâm điện tử lớn. Nhiều tổ hợp nhà máy trải dài đến tận đường chân trời, men theo những con đường rợp bóng cọ, để có được điều này, một công ty nhỏ không thể làm nên.
Hơn một thập kỉ trước, Samsung đã thành lập một nhà máy ở Bắc Ninh, để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh. (Ảnh: NYT).
Hiện, tại Trung Quốc chỉ còn đúng một nhà máy của Samsung hoạt động. Trong thời gian qua, hơn một nửa số điện thoại Samsung bán ra trên toàn thế giới được lắp ráp tại Việt Nam.
Các công ty con của Samsung ở Việt Nam đang sử dụng khoảng 100.000 lao động, và mang về gần 1/3 doanh thu, tương đương 220 triệu USD cho hãng này vào năm ngoái.
Một phát ngôn viên của Samsung tiết lộ khoảng 90% doanh số bán hàng liên quan đến hàng hóa được vận chuyển từ Việt Nam sang các nước khác.
Điều đó có nghĩa là Samsung đã chiếm một phần tư xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018. Thành công của Samsung tại Việt Nam là bằng chứng thuyết phục nhất cho nhiều nhà sản xuất Hàn Quốc rằng họ cũng cần có mặt ở đây.
Vũ Tiến Cường, Giám đốc Fitek, cho biết các cơ sở cung ứng ở Việt Nam đang dần được cải thiện và phát triển. (Ảnh: NYT).
Filippo Bortoletti, Phó Giám đốc Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira, cho biết khi bạn là một công ty lớn và bạn chuyển đến một nơi, mọi thứ sẽ theo bạn.
Samsung tiết lộ hiện họ đang có 35 nhà cung cấp tại Việt Nam. Khi lần đầu tiên chuyển tới Việt Nam, họ đã mua một số thiết bị bằng kim loại được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp của mình từ một công ty địa phương, Vietnam Precision Mechanical Service & Trading, hoặc VPMS. Nhưng chỉ sau một năm sau, nhiều đối tác Hàn Quốc của Samsung cũng bắt đầu vào Việt Nam.
Công ty Fitek của Vũ Tiến Cường, sản xuất thiết bị công nghiệp cho Samsung, Canon và các công ty lớn khác xung quanh Bắc Ninh, thừa nhận hầu hết các nhà cung cấp Việt Nam có vấn đề về chất lượng và năng suất, khiến họ khó giành được các hợp đồng cung cấp linh kiện cho các công ty đa quốc gia. Nhưng ông nghĩ rằng vấn đề gốc rễ ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu kinh nghiệm, không phải là thiếu tiền hay kiến thức.
Ông Cường cũng cho biết, các cơ sở cung ứng ở Việt Nam đang dần được cải thiện và phát triển.
Nguyễn Thị Huệ cùng chồng tại nhà máy Anofa. (Ảnh: NYT).
Nguyễn Thị Huệ, 28 tuổi, đã thành lập một công ty khởi nghiệp chuyên về xử lí bề mặt cho các bộ phận kim loại vào năm 2015, trong khi vẫn tiếp tục làm việc suốt 16 giờ mỗi ngày cho một công ty khác, cho biết chị rất mong chờ Apple mở rộng chuỗi cung ứng của mình tại Việt Nam.
Anofa – tên công ty của Huệ đang hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài như hãng điện tử Hàn Quốc LG và nhà sản xuất xe Ý, Ducati.
"Anofa đã đầu tư vào các máy móc mới để cố gắng giành được nhiều đơn hàng hơn từ các khách hàng nước ngoài" Huệ nói.