Nga áp dụng luật 'tù tại gia' như thế nào?

Luật ở Nga nêu, những hành động phạm tội nhẹ được quy định trong đạo luật hình sự mới gồm vu khống, trộm cắp, lừa đảo, gian lận, tham ô không gây thiệt hại lớn... sẽ bị phạt “tù tại gia” từ 2-4 tháng.
nga ap dung luat tu tai gia nhu the nao
Còng chân điện tử với phạm nhân "tù tại gia". (Ảnh minh họa).

Thảo luận về dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi chiều 12/11, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam.

Theo dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi, căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý, tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Tuy nhiên nội dung này không nhận được sự đồng tình của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc. Ông cho rằng việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam không chỉ tạo hình ảnh phản cảm còn có nguy cơ phạm nhân bỏ trốn. Đó là chưa kể sẽ tạo ra kẽ hở để cán bộ trại giam lạm dụng.

Đồng tình với đề xuất này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, ở một số nước có áp dụng gắn chip theo dõi để quản lý tại gia, và đây là giải pháp để một số lượng lớn người cố gắng cải tạo tốt có thể được ở ngoài.

Tại nước Nga, "tù tại gia" đã được áp dụng từ năm 2010. Cụ thể, hãng Itar-Tass ngày 11/1/2010 đưa tin cho biết, một đạo luật sửa đổi mới về hạn chế quyền tự do được áp dụng từ ngày 10/1, tiến hành “tù tại gia” những phạm nhân nhẹ tội được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký thông qua.

Theo luật "tù tại gia", phạm nhân sẽ bị cấm ra khỏi nhà vào thời gian nhất định; phải đi đúng tuyến đường như đã thỏa thuận trước mỗi khi mua sắm, đi học, làm việc hay đi du lịch; không được tới những nơi tập trung đông người và các hoạt động khác.

Những người bị “tù tại gia” còn bị cấm thay đổi địa điểm cư trú, làm việc hay học tập nếu không có sự cho phép của cơ quan hành pháp quốc gia.

Những hành động phạm tội bị phạt “tù tại gia” từ 2-4 tháng gồm vu khống, trộm cắp, lừa đảo, gian lận, tham ô không gây thiệt hại lớn... đều bị phạt “quản thúc tại gia” từ 2-4 tháng. Nếu phạm tội xâm phạm cuộc sống của con người, xâm phạm an ninh công cộng, vi phạm quy định Hiến pháp và an ninh quốc gia... thì bị phạt từ 6-24 tháng.

Mỗi ngày, phạm nhân đi "tù tại gia" có nghĩa vụ tới trình diện tại các cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương. Họ bị gắn “một chiếc vòng định vị vệ tinh” ở cổ chân trong quá trình chấp hành hình phạt để nhân viên giám sát theo dõi 24/24 giờ.

Nếu tái phạm tội trong thời gian bị "tù tại gia", phạm nhân sẽ bị gấp đôi án phạt. Nếu chấp hành tốt, họ có thể được xét để đi xa hoặc đi nghỉ vào những ngày cuối tuần hoặc vào các dịp lễ hội, tương tự như hình thức ân xá với phạm nhân đi tù bình thường.

Cơ quan chấp pháp Liên bang Nga (FSIN), cho biết hằng năm, Nga có thể áp dụng hình phạt “tù tại gia” đối với 113.000 phạm nhân nhẹ tội.

nga ap dung luat tu tai gia nhu the nao Đề xuất nghiên cứu quy định 'tù tại gia'

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho biết một số nước đã áp dụng gắn chip theo dõi phạm nhân được quản lý tại nhà.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.