Bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung tại Bệnh viện 115 Nghệ An tháng 8.2017. ẢNH CẮT TỪ CLIP |
Trong đó, số vụ việc xảy ra ở các bệnh viện (BV) tuyến tỉnh chiếm 60%, BV tuyến T.Ư chiếm 20%. Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (BS) chiếm 70%, và 15% là điều dưỡng.
Hành vi phi đạo đức
Mới đây nhất là việc hai bác sĩ (BS) tại BV Sản nhi Yên Bái sau khi thực hiện ca sinh mổ thành công, an toàn cho hai mẹ con sản phụ nhưng bị chồng sản phụ hành hung.
Nguyên nhân, chồng sản phụ bị nhân viên y tế ngăn cản khi người này trèo tường rào quay phim, ghi hình cuộc mổ. GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng hành động đánh dã man hai BS là hành vi phi đạo đức. BS vừa phẫu thuật cho người nhà “mẹ tròn con vuông”, không cảm ơn còn đánh BS trọng thương, phải khâu gần 20 mũi ở mặt và đầu.
“Môi trường làm việc của người thầy thuốc không còn an toàn nữa, không chỉ lo công việc chuyên môn rất áp lực, họ còn phải lo tự vệ, đối phó với những hành vi côn đồ của người nhà bệnh nhân”, ông Tiến bất bình, đồng thời đề xuất cần xem xét cho phép các nhân viên chịu trách nhiệm an ninh trong BV được sử dụng các công cụ hỗ trợ trong tình huống cần thiết” .
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), nêu ý kiến: “Trong khi ngành y tế đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh thì lại gặp những hành vi bạo lực rất manh động ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tinh thần của y, BS”.
Chủ động giải pháp phòng vệ
PGS-TS Lương Ngọc Khuê cũng chỉ ra hạn chế: “Một trong những nguyên nhân gây mất an ninh trật tự (ANTT) tại BV là do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và lãnh đạo BV.
Các biện pháp bảo đảm an ninh nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu tập huấn nâng cao kinh nghiệm cho cán bộ y tế nói chung và nhân viên bảo vệ về các tình huống dễ dẫn tới xung đột. Chưa đề cao công tác tuyển dụng, huấn luyện và kiểm tra thường xuyên đối với nhân viên bảo vệ”.
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị tăng cường phối hợp bảo đảm ANTT BV: Đề nghị Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo công an địa phương phối hợp giữa hai bộ về công tác đảm bảo ANTT trong lĩnh vực y tế; tăng cường đảm bảo ANTT khu vực xung quanh BV; phối hợp tập huấn, nâng cao trình độ bảo vệ, phản ứng nhanh với các tình huống gây rối, đánh nhau, hành hung tại các cơ sở y tế...
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo, phối hợp thiết lập mạng lưới đường dây nóng của lực lượng cảnh sát cơ động và cơ quan công an gần nhất cho BV và điểm nóng hay xảy ra mất ANTT BV để kịp thời gọi và hỗ trợ khẩn cấp...
Tại hội thảo về an ninh BV do Bộ Y tế tổ chức gần đây, đại diện Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho rằng ANTT ở BV “nóng” do tình trạng trộm cắp, móc túi; nạn cò mồi, bảo kê, tranh giành tại các khu dịch vụ ăn uống, trông xe; việc hành hung BS, nhân viên y tế; côn đồ truy sát nhau vào tận BV ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc của các y, BS.
Đại diện Cục Cảnh sát hình sự còn cho rằng công tác đảm bảo an ninh BV trước hết phải thuộc trách nhiệm ban giám đốc BV, rồi mới đến lực lượng công an và chính quyền cơ sở.
Do vậy, mỗi BV cần hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo an ninh, như lắp đặt camera an ninh tại nhiều điểm, giúp nhận biết xử lý nhanh các hành vi gây rối, mất ANTT; cần công khai quy trình khám chữa bệnh điều trị để người sử dụng dịch vụ dễ nhận biết, từ đó có được sự thuận tiện hơn khi đi khám chữa bệnh; có các thông tin cảnh báo, hình ảnh cò mồi tại các cổng BV để cảnh báo tới bệnh nhân, người nhà.
BV cần lựa chọn đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, được tập huấn đầy đủ việc xử lý các tình huống trong BV...
Dòng người kẹt cứng, chen chân 'vay tiền' ở Đền Bà Chúa Kho đầu năm mới
Với quan niệm “đầu năm đi vay - cuối năm đi trả”, ngay những ngày đầu năm mới, hàng vạn du khách đã đổ về ... |