Lá hẹ được biết đến và sử dụng như một loại thực phẩm, rau thơm quen thuộc trong chế biến món ăn hàng ngày, trở thành gia vị không thể thiếu tạo nên hương bị đặc trưng cho nhiều món ăn. Theo đông y, lá hẹ còn là một vị thuốc dân gian có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
(Ảnh: pxhere) |
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.
Ngoài ra, hẹ cũng chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
100g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày...
Ngăn ngừa đông máu
Flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.
Giảm huyết áp và cholesterol
Trong hẹ có chứa allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Hạn chế những vấn đề khó chịu khi mang thai
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào). Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng axit folic phù hợp sẽ ngăn chặn được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Đông y sử dụng lá hẹ như một vị thuốc chữa bệnh yếu sinh lý, xuất tinh sớm và liệt dương hiệu quả. Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu.
Ăn lá hẹ thường xuyên giúp nam giới tăng cường sinh lực. (Ảnh: metunhien) |
Hỗ trợ giảm cân
Hẹ nhiều dưỡng chất có lợi nhưng lại rất ít calories, do vậy việc bổ sung hẹ vào các bữa ăn hàng ngày còn giúp bạn giảm cân mà cơ thể vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Tốt cho làn da, ngăn ngừa mụn
Vì hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.
Sự xuất hiện của beta-carotene trong hẹ có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn hẹ thường xuyên giúp da sáng rạng rỡ.
CÁC BÀI THUỐC KHÁC TỪ LÁ HẸ - Đau, sưng họng: Nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối. Hoặc hẹ tươi 10 - 12g, giã vắt lấy nước uống. - Đại tiện lỏng mạn tính: Xào hẹ hay ăn canh hẹ thường xuyên. Ăn liên tục trong tháng rưỡi vào mùa đông, xuân. - Chai chân: lá hẹ 40g, lá gai 10g, hạt gấc 2 hạt. Tất cả giã nát rồi đắp vào chỗ chai. - Tiểu đêm nhiều lần: Lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước ấm. - Đau răng: Lấy một nắm lá hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, liên tục cho đến khi khỏi. - Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng 5 ngày liên tục. - Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. - Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. |
Rau rút - Vị thuốc quý cho người bị mất ngủ, bướu cổ | |
Mã đề - Cây thuốc quý trong vườn nhà | |
Lược vàng - Cây thuốc nam quý của người Việt |