Ngày Tết bệnh nhân tăng 30%, kíp cấp cứu chạy không nghỉ, nhân viên tranh thủ ngủ trên xe

Bác sĩ Trần Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, dịp Tết, số lượng ca cấp cứu tăng khoảng 30% và có kíp cấp cứu chạy không nghỉ, nhân viên y tế phải tranh thủ ngủ trên xe di chuyển từ ca này sang ca khác.

Ngày Tết, phần lớn người dân được về đoàn tụ bên gia đình nhưng với đặc thù công việc, nhân viên y tế và bác sĩ và một số công việc khác nữa phải chia ca trực Tết.

Trong những nghề phải trực Tết, bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội là một trong những nơi vất vả bởi số lượng ca cấp cứu tăng 30% so với ngày thường.

ngay tet benh nhan tang 30 kip cap cuu chay khong nghi nhan vien tranh thu ngu tren xe
Theo Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, vào những ngày Tết, số ca cấp cứu tăng 30% so với ngày thường. (Ảnh: Công Phương).

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trần Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, từ đầu tháng 12 Âm lịch, cơ quan ông đã lên lịch trực, bố trí nhân sự đảm bảo công việc những ngày Tết.

“Với đặc thù nghề nghiệp phải túc trực bất kể thời gian nào để cứu bệnh nhân nên chúng tôi lên lịch trực từ rất sớm. Song song với đó, chúng tôi phải chuẩn bị thuốc, vật tư y tế và kiểm tra lại trang thiết bị”, bác sĩ Thắng nói.

Để đảm bảo việc cứu chữa bệnh nhân, trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đã bố trí lịch trực cụ thể. Tuy nhiên, vẫn bố trí tiếp 1 kíp trực dự phòng để hỗ trợ khi cần.

ngay tet benh nhan tang 30 kip cap cuu chay khong nghi nhan vien tranh thu ngu tren xe
Bác sĩ Thắng cho hay, đơn vị đã phân công lịch trực và luôn có một kíp trực hỗ trợ khi cần. (Ảnh: Công Phương).

Do đó, kíp trực dự phòng này tuyệt đối không được tắt điện thoại và không được đi ra khỏi Hà Nội và chỉ được đi trong bán kính 40km. Vì khi xảy ra sự việc, ca trực tại trung tâm đi đến hiện trường thì kíp trực hỗ trợ phải đảm bảo di chuyển sau 1 tiếng có mặt tại trung tâm.

“Nếu ở bệnh viện, mỗi khi đến giờ nghỉ, mọi người ngồi lại ăn cơm cùng nhau chúc mừng năm mới thì ở trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội chỉ có một thời điểm duy nhất đó là vào lúc giao ca 8h sáng hàng ngày.

Chỉ khi bàn giao ca chúng tôi mới ngồi lại với nhau được một lúc, chúc mừng năm mới còn khi vào ca, chúng tôi phải di chuyển đi cấp cứu bệnh nhân. Nhiều lúc, bữa cơm cũng không ăn cùng nhau, xe nào về giờ nào ăn giờ đó rồi lại đi cấp cứu tiếp”, bác sĩ Thắng chia sẻ.

ngay tet benh nhan tang 30 kip cap cuu chay khong nghi nhan vien tranh thu ngu tren xe
Nhân viên tổng đài túc trực và thông báo xe đến địa chỉ bệnh nhân ngay sau khi cuộc điện thoại cần cấp cứu tắt máy. (Ảnh: Công Phương).

Theo bác sĩ Thắng, thống kê một số năm gần đây, số ca cấp cứu vào dịp Tết tăng gấp 30% so với ngày thường và hầu hết là bệnh mãn tính.

“Tâm lí của người Việt Nam mình là khi bệnh ổn định thì xin về ăn Tết cùng gia đình. Bệnh nhân về nhà, có biểu hiện mệt nhưng vẫn không chịu đi viện vì sợ xui năm mới. Do đó, cứ cố chịu đựng đến khi không chịu được nữa thì gọi điện đến trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội.

Và chính tâm lí ấy khiến các ca cấp cứu từ khoảng 22h tối đến 7h sáng hôm sau tăng nhiều so với ngày thường. Đỉnh điểm, có kíp cấp cứu của chúng tôi chạy không nghỉ, nhân viên y tế phải tranh thủ ngủ trên xe di chuyển từ ca này sang ca khác”, bác sĩ Thắng nhấn mạnh.

ngay tet benh nhan tang 30 kip cap cuu chay khong nghi nhan vien tranh thu ngu tren xe
Nhiều khi cuộc gọi cấp cứu dồn dập, nhân viên phải nghe 2 tai để đáp ứng cuộc gọi. (Ảnh: Công Phương).

Chia sẻ về tâm lí cố chịu đựng của bệnh nhân khi về nhà, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho hay, chính tâm lí chịu đựng và cố nhịn của các bệnh nhân khi ở nhà sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Có những bệnh chỉ cần đến bác sĩ chữa trị một lúc là đỡ ngay nhưng lại cố khiến càng nặng thêm. Ngoài ra, có những bệnh chỉ khoảng 3-10 phút là không cứu được.

ngay tet benh nhan tang 30 kip cap cuu chay khong nghi nhan vien tranh thu ngu tren xe
Tại tổng đài, các nhân viên có thể nắm được xe cấp cứu di chuyển tuyến đường nào, hiện có bệnh nhân hay không. (Ảnh: Công Phương).

Vậy nên, người bệnh cần lưu ý, khi thấy biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện ngay để các bác sĩ điều trị tốt nhất.

Xe cấp cứu không có bệnh nhân là lúc quan trọng

Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 cho biết: “Một số người dân cho rằng, những lúc xe cấp cứu phát tín hiệu ưu tiên mà không có bệnh nhân là lạm dụng nhưng tôi xin khẳng định, những lúc đó mới là quan trọng.

Bởi vì thời điểm này, xe cấp cứu cần tiếp cận bệnh nhân sớm nhất và bệnh nhân cũng cần chăm sóc y tế sớm nhất. Còn khi bệnh nhân trên xe rồi thì lúc này đã được chăm sóc y tế.

Tôi mong muốn, khi xe cấp cứu 115 phát còi tín hiệu mặc dù chưa có bệnh nhân thì mong người dân nhường đường để bệnh nhân được tiếp cận y tế sớm nhất, giảm thiểu tai biến sau này cho bệnh nhân”.

ngay tet benh nhan tang 30 kip cap cuu chay khong nghi nhan vien tranh thu ngu tren xe Sau đêm 'đi bão' mừng Việt Nam vô địch AFF Cup: Trung tâm cấp cứu 115 tăng 30% lượt bệnh nhân đi cấp cứu

Trong tối đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội đã vận chuyển tăng 30-35% bệnh nhân ...

chọn
Cận cảnh lô đất vàng quy hoạch cho Vietcombank ở khu đô thị mới Cầu Giấy
Ngân hàng Vietcombank sở hữu mảnh đất khoảng 5.054 m2 để xây dựng tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc ở khu đô thị mới Cầu Giấy.