Nghệ sĩ Chí Trung: Rửa bát, nấu cơm không phải là việc của đàn ông

 “Táo Giao thông” nói rằng, trong gia đình, anh là người kiếm tiền chính nên tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi khi về nhà. Những việc như rửa bát, nấu cơm, anh không bao giờ làm vì đó là việc của phụ nữ…
nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong
NSƯT Chí Trung trong buổi nói chuyện với học sinh trường THPT Cầu Giấy: Ảnh: T.H

Khi cha mẹ bị con “mở phiên tòa”

Đây là một phần trong rất nhiều câu chuyện gia đình của chính NSƯT Chí Trung, được anh chia sẻ với các học sinh Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội. Buổi nói chuyện xoay quanh chủ đề: Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội đối với lứa tuổi học sinh; Những câu chuyện về cách ứng xử của con cái với cha mẹ (xung đột từ chính yêu thương, lo lắng, trách nhiệm với sự muốn khẳng định của tuổi vị thành niên); Ứng xử để gia đình hạnh phúc và để thành công khi bước chân ra ngoài xã hội…

Với cuộc đời nhiều trải nghiệm, mất mát và thành công trong hơn 60 năm qua, nghệ sĩ Chí Trung đã mang đến nhiều câu chuyện thú vị cho các em. Khả năng ứng biến nhanh, hoạt ngôn và sở trường hài hước, các giáo viên ở đây nhận xét rằng “các cô cũng có thể nói được như thế nhưng chắc chắn sẽ không thể hiệu quả được bằng một nghệ sĩ- những người có khả năng tạo ra sự tác động tới người khác. Đó cũng chính là lý do để trường lựa chọn nghệ sĩ đến giao lưu với các em, mang đến một “kênh” tiếp cận thân thiện, gần gũi nhất dành cho các em học sinh”.

Trong suốt buổi nói chuyện, “Táo Giao thông” liên tục đề nghị các học sinh đưa ra các câu hỏi dành cho anh, hoặc chia sẻ những câu chuyện vướng mắc của gia đình mình, qua đó nói lên mong muốn cá nhân với cha mẹ… Như được khơi đúng mạch, nhiều học sinh đã mạnh dạn nói ra những ý kiến khá thẳng thắn, thậm chí là “lên án” những tính tật của cha mẹ ở nhà.

Một học sinh nữ tên Linh chia sẻ rằng, điều khiến em không hài lòng ở mẹ là hay nói nhiều: “Chẳng hạn: Mẹ cháu bảo bố cháu thái thịt. Bố cháu thái to quá nên bị mẹ cằn nhằn. Thành ra từ chuyện thái thịt không đúng ý, cuối cùng mẹ cháu lại liên tưởng đến công việc của bố cháu”. Chia sẻ với câu chuyện của Linh, nghệ sĩ Chí Trung kể rằng: “Ở nhà, chú là người kiếm tiền chính trong gia đình, trang trải cuộc sống cho cả gia đình thì chú được phép nghỉ ngơi và không phải chui vào bếp. Chú cũng không rửa bát, không nhặt rau và càng không bao giờ thái thịt. Đó là cái dở của chú khi coi việc này là của phụ nữ. Niềm vui của cô là nấu bữa cơm thật ngon và nhìn thấy ánh mắt rạng ngời của chú, các con khi ngồi vào mâm cơm. Mỗi gia đình sẽ có sự phân công riêng phù hợp với họ nên đúng hay sai thì chỉ có gia đình ấy mới tự cảm nhận được. Nhưng nếu đang đêm mà trong nhà có tiếng động lạ thì đương nhiên, chú phải chạy ra kiểm tra đầu tiên. Hay ngày xưa nhà chú lợp bằng xi măng, mỗi mùa mưa đến là bị dột thì chú luôn là người phải trèo lên lợp lại. Cô đi làm về, nghe tiếng xe máy là chú lập tức chạy ra dắt xe vào nhà cho cô mà không cần đợi cô gọi, nhờ vả. Lau nhà, phơi quần áo là việc của đàn ông nhưng cho quần áo vào máy giặt là của phụ nữ”.

Sau khi lắng nghe một số câu hỏi, chia sẻ của các học sinh, nghệ sĩ Chí Trung đã “giải mã” căn nguyên dẫn đến sự xung đột giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn. Anh chia sẻ: “Các con ở giai đoạn này có chút ích kỷ trong suy nghĩ, nhưng bố mẹ không chấp nhận sự ích kỷ đó của các con cho nên mới sinh ra mâu thuẫn. Giai đoạn này các con không thu nạp những điều bố mẹ nói, dạy dỗ. Các con nghĩ rằng những mong muốn của mình phải được tôn trọng, còn bố mẹ thì muốn đề nghị của mình phải được con cái nghe theo và thực hiện. Như chú viết tờ giấy là số 9, đưa cho con thì con thấy đó là số 6. Cả hai bên đều đúng, thế nhưng vẫn cãi nhau. Vì chúng ta không có thời gian để nhẫn nhịn. Nhưng chú tin một điều rằng, mỗi khi bố mẹ mắng các con thì bố mẹ sẽ buồn hơn cả người bị mắng. Cũng giống như chú vậy, mỗi khi chú mắng con hay mắng nhân viên của mình xong, đi ngoài đường cứ bâng khuâng không yên. Ước giá như đừng mắng ai cả để bản thân mình không bị day dứt như vậy. Bố mẹ nào cũng thương yêu con, nhưng sư phạm không có nên muốn đốt cháy giai đoạn thật nhanh. Đổ hàng xô nước vào một cây non, không tiếp nhận kịp thành ra lại gây ngập úng, khiến cho cây bị yếu, thậm chí hỏng. Cho nên phải có sự chia sẻ, kiên nhẫn trong giáo dục con cái. Đáng tiếc là phần lớn cha mẹ không có đủ thời gian để phân tích với con, vì áp lực cuộc sống vất vả, vì bận kiếm tiền và cả bận sống cho bản thân”.

Muốn biết suy nghĩ của con, cha mẹ phải cởi lòng trước

nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong
NSƯT Chí Trung. Ảnh: TL

Với ưu thế là một nghệ sĩ hài kỳ cựu, NSƯT Chí Trung liên tục làm thay đổi không khí giao lưu. Trong suốt 2 giờ đồng hồ, tiếng cười luôn tràn ngập khán phòng. Dẫu vậy, có lúc, một người vui vẻ, lạc quan như anh cũng phải trùng lòng trước các chia sẻ bất ngờ của các em học sinh, về việc quyết định sống độc thân, không lấy chồng để không rơi vào hoàn cảnh bị người khác cằn nhằn giống như mẹ; hay nỗi niềm của các em sớm rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn… “Táo Giao thông” tin rằng, việc không muốn kết hôn ở độ tuổi này của các em chỉ là những ý nghĩ nhất thời. “Sẽ có lúc các cháu sẽ bị tiếng sét ái tình chạm vào và xin rút lại lời nói hôm nay, bởi các cháu đều là những cô bé xinh đẹp”- nghệ sĩ Chí Trung nói.

Một chủ đề tưởng chừng rất khó khơi gợi ở các em học sinh là ly hôn, thế nhưng bằng sự khéo léo của mình, NSƯT Chí Trung đã khuyến khích các em mở lòng. “Trong gia đình chú, bố mẹ cũng từng ly hôn, khiến chú từng căm hận cả thế giới. Mới đây, con gái chú cũng ly hôn sau 9 năm yêu, 3 năm chung sống nên các cháu không phải ngại khi nói ra chuyện này”, nghệ sĩ Chí Trung đã tự mở lòng mình trước như vậy.

Theo chia sẻ của anh với các học sinh: “Bố và mẹ chú đều là những nghệ sĩ tên tuổi (bố là ca sĩ, mẹ là nghệ sĩ violoncello -PV), đến với nhau say đắm nhưng rồi ra đi cũng rất nhanh nhẹn, để lại hai cá thể hoang mang và căm thù cuộc đời. Lúc đó chú mới 4 tuổi, sống với bà nội là chủ yếu vì bố thì đi lấy vợ, mẹ cũng có nơi chốn mới. Cả tuổi thơ của chú thiếu sự yêu thương dành cho bố mẹ nhưng sau này lớn lên, có gia đình thì chú hiểu và thông cảm cho bố mẹ hơn. Chú không oán trách nữa mà trái lại, nghĩ lẽ ra mình phải làm nhiều điều hơn nữa cho bố mẹ”.

Câu chuyện ly hôn của con gái anh lại nằm ở khía cạnh khác, mà theo người đứng đầu Nhà hát Tuổi trẻ là bản thân đã quá tôn trọng mong muốn của con cái, để con tự quyết định mà không áp đặt. “Con gái chú yêu từ năm lớp 8, là một bạn học cùng lớp, học chung ĐH Ngoại giao 4 năm, tổng cộng 9 năm yêu nhau nhưng lấy nhau 3 năm thì ly hôn. Chú đang trả giá cho việc nuông chiều con, để cho con thoải mái quá”, nghệ sĩ sinh năm 1961 nói. Đó là vấn đề mang tính báo động hiện nay, khi mà sự tan vỡ trong gia đình chiếm đến 60% theo số liệu thống kê xã hội học. Theo nghệ sĩ Chí Trung, sự tan vỡ không phải khi đã ra tòa mà tồn tại ở ngay trong hai thực thể vẫn sống chung trong một mái nhà. Đó là bởi vì vợ chồng, cha mẹ với con cái thiếu sự chia sẻ với nhau, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn.

Đúc kết lại buổi nói chuyện, NSƯT Chí Trung mong muốn các bạn trẻ chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn, bởi con cái chính là sợi dây kết nối hữu hiệu nhất để làm ấm lên không khí nguội lạnh trong gia đình.

'MỜI XEM THÊM'

nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong 8 không khi mẹ chồng sống cùng con dâu

Để tạo không khí thuận hòa trong gia đình, tạo mối quan hệ vui vẻ, gần gũi hơn khi chung sống cùng với nàng dâu, ...

nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong Khi cuộc sống hôn nhân không có sex

Trong đời sống hôn nhân vì nhiều lý do khác nhau khiến họ phải sống chung dưới mái nhà nhưng không còn chuyện yêu-đây là ...

nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong 'Cứ được ở riêng là cuộc sống hôn nhân màu hồng'

Ở riêng, nàng dâu thoát khỏi cảnh thụ động, an phận “mẹ chồng chỉ đâu, con dâu làm nấy”. Nàng dâu được làm chủ gia ...

nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong Tình huống hài hước khi bạn lập gia đình

Bộ tranh hài hước khắc họa cuộc sống gia đình của họa sĩ nổi tiếng người Pháp Pascal Dorwling-Carter.

nghe si chi trung rua bat nau com khong phai la viec cua dan ong Hé lộ nhiều góc khuất về cuộc sống hôn nhân của vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín

Là một người đa tài, lãng tử, NSƯT Nguyễn Chánh Tín nhiều lần bị vợ bắt gặp ngoại tình với những tình huống bi hài.

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.