Nghịch cảnh khủng hoảng thịt heo tại Trung Quốc: Dân buôn thành tỉ phú, nông dân tan nát lòng

Giá heo tăng liên hồi tạo ra một nghịch cảnh trong xã hội Trung Quốc. Dân buôn thịt giàu lên gấp 3 lần, sau một năm trở thành tỉ phú. Nông dân thay nhau than lỗ, “tan nát lòng” mỗi khi nhìn giá heo tăng.

Thịt heo ở Trung Quốc đang tăng giá phi mã. Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, giá thịt heo đã tăng 46,7% trong tháng 8 so với cùng kì năm ngoái, chủ yếu do dịch tả châu Phi. So với tháng 7, giá thịt heo gần như tăng gấp 1/4. Lợi nhuận gộp trung bình của một con heo sống đã tăng lên khoảng 211 USD, gấp hơn 7 lần so với mức trung bình lịch sử là 28 USD.

Hiện tại, giá heo hơi đang ở mức khoảng 110.000 đồng/kg.

Dân buôn thịt heo giàu gấp 3 lần chỉ sau một năm

Tổ chức Hurun Report vừa công bố danh sách những người giàu nhất Trung Quốc. Các nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất của Trung Quốc đã có một năm tuyệt vời, theo lời nhận xét của CNN, nhờ giá thịt heo tăng phi mã.

Tần Anh Lâm và Tiễn Dĩnh sở hữu nhà sản xuất thịt heo lớn thứ 2 của Trung Quốc - Mộc Ngoan, đã trở thành người giàu thứ 12 trong năm nay. Tài sản của bộ đôi này đạt 14 tỉ USD, phần nhiều nhờ vào giá thịt heo leo cao chót vót.

Năm 2018 được xem là cơ hội lớn cho Mộc Ngoan khi quốc gia dùng thịt heo nhiều nhất thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung trầm trọng nhất từ trước đến nay. Giá mặt hàng này tại Trung Quốc tăng lên mức cao kỉ lục.

anhlam

Tỉ phú Tần Anh Lâm từ một nông dân nuôi heo, sau khi chuyển sang lĩnh vực thu mua thịt, đã trở thành người giàu thứ 12 Trung Quốc. (Ảnh: Sohu).

Theo giới phân tích, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trong khi những công ty lớn như Mộc Ngoan có đủ nguồn lực để khống chế dịch bệnh lan tràn.

Kết quả là giá thịt heo tăng cao giúp những công ty lớn đạt mức lợi nhuận cao chưa từng thấy. Giá cổ phiếu của Mộc Ngoan trên sàn Thâm Quyến đã tăng gấp 3 lần trong một năm gần đây, lên mức 82,3 nhân dân tệ.

Không chỉ các tay buôn thịt mà những chuỗi thực phẩm năm nay cũng hốt bạc. Trương Dũng và Thư Bình, cặp vợ chồng đứng sau chuỗi lẩu nổi tiếng Hải Để Liệu, đã nhân đôi tài sản của họ trong năm nay. Cặp đôi này đang nắm giữ 17 tỉ USD.

Tan nát lòng vì nuôi heo lỗ 700.000 USD

Dân buôn đếm tiền mỏi tay, nông dân thì lại kêu ca than lỗ. 

Trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn trường hợp của Trần Vân, một người chăn nuôi heo ở Chiết Giang, cho biết anh ta đã chịu thiệt hại hơn 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 700.000 USD) sau khi trang trại khoảng 10.000 con heo của anh ta bị nhiễm dịch vào tháng 6.

"Vấn đề lớn nhất là không có biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Các công ty bảo hiểm địa phương và chính phủ đã không đền bù cho chúng tôi về những tổn thất do sự lan truyền của dịch tả heo châu Phi", ông Vân than vãn.

heo1

Chịu lỗ bán heo trong đợt dịch, đến giờ nhiều nông dân tan nát lòng khi giá thịt heo tăng phi mã. (Ảnh: CNN).

Ông cho biết: "Chúng tôi đã phải chôn những con heo đã chết chỉ sau một hoặc hai ngày và sau đó phải bán 10.000 con heo còn sống với giá rẻ mạt, bao gồm heo giống, heo nái và heo con. Giá bình thường của một con heo giống vào tháng 6 là 16 nhân dân tệ (2,2 USD) mỗi kg, nhưng tôi chỉ bán được 3,6 nhân dân tệ".

"Tôi đã bán heo con với giá 100 hoặc 200 nhân dân tệ (14-28 USD) ngay sau khi dịch bệnh xảy ra. Đến nay, giá thị trường của một con heo con đã tăng lên 1.500 nhân dân tệ (211 USD) mỗi con. Tôi như tan vỡ cõi lòng".

Nuôi hay không nuôi heo?

"Nuôi hay không nuôi?". Đó là câu hỏi mà những người nông dân Trung Quốc như Phương Tân Luân đang đau đáu, khi kinh doanh trong ngành chăn nuôi heo lớn nhất thế giới. Việc này đã trở thành một canh bạc.

Ông Tân Luân điều hành một trang trại heo ở tỉnh Hà Nam, nhưng hiện tại không sẵn sàng nuôi thêm heo do lo ngại dịch tả châu Phi sẽ quay trở lại, mặc cho giá heo đang nhảy số liên hồi ngoài các sạp bán thịt.

Ông cẩn thận đến mức không cho phép người ngoài đến gần trang trại heo của mình, bao gồm cả bạn bè và người thân, do lo ngại virus sẽ lan vào trang tại mình. 

Ông ám ảnh con sô 100 triệu con heo chết đi vị dịch tả trong năm ngoái.

a3a65196-d52b-11e9-a556-d14d94601503_1320x770_184913

Dịch tả heo châu Phi là loại bệnh chưa có vacxin phòng hiệu quả, nông dân chỉ có thể giữ vệ sinh chuồng trại để tránh lây nhiễm. (Ảnh: SCMP).

"Tôi và gia đình tôi đã không có một bữa ăn tại bất kì nhà hàng nào trong nhiều tháng vì thức ăn bên ngoài có thể chứa virus. Tôi không đủ khả năng để chi trả cho bất kì biến cố nào nữa", ông tâm sự.

Lương Lập Dũng, người điều hành một trang trại khoảng vài nghìn con heo ở tỉnh Giang Tây, đang cảm thấy bất lực vì mối đe dọa của dịch tả heo châu Phi. Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn khuyến khích tái đàn, nhưng ông Dũng chẳng mặn mà: "Mọi chuyện hoàn toàn tùy thuộc vào chính chúng tôi tự đánh giá, liệu có nên nuôi thêm heo hay không. Tất nhiên, rủi ro cũng là do chính chúng tôi gánh chịu".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.