Vụ sạt lở diễn ra vào ngày 6/4 trên tuyến sông Ô Môn, đã làm ảnh hưởng đến 3 ngôi nhà và một điểm giữ xe của người dân.
Từ khi vụ sạt lở xảy ra, bà Nguyễn Thị Hường (ở khu vực Thới Bình, phường Thới An, quận Ô Môn) vẫn chưa hết bàng hoàng bởi khu vực sạt lở ngay trước cửa nhà có chiều dài hơn 50m. Đoạn sạt xuống sông và ăn sâu vào bên trong hơn 10m.
Bà Hường nhớ lại, vụ sạt lở xảy ra vào rạng sáng 6/4 làm ba căn nhà cùng một nhà gửi xe bị nứt tường và sụt lún, khiến ai cũng bất ngờ và hoang mang.
Khu vực sạt lở diễn ra ngày 6/4 trên sông Ô Môn. |
“Tôi vừa ra thì giàn giáo vừa ngã vào trong nhà tôi, lúc đó tôi hết hồn hết vía, vừa ẵm cháu vừa chạy ra ngoài la làng để mọi người tới giúp ẵm đứa nhỏ ra ngoài, giàn giáo sập làm gãy mấy cái cột điện rồi sập nhà luôn”- bà Hường nói.
Vụ sạt lở cũng làm cho nhà giữ xe của gia đình bà Nguyễn Thị Nuôi hư hỏng, làm mất đi nguồn thu nhập chính của gia đình. Lo sợ đến tính mạng nên gia đình tạm thời di dời đi nơi khác.
Dự án bờ kè chống sạt lở sông Ô Môn được chia làm 3 giai đoạn với tổng số vốn trên 400 tỷ đồng. |
Điểm sạt lở là nơi đang thi công công trình kè chống sạt lở sông Ô Môn, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019. Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền quận Ô Môn và TP Cần Thơ đã di dời dân đến nơi an toàn, lắp biển cảnh báo và cử lực lượng túc trực khi có tình huống xảy ra.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ ban đầu để người dân ổn định cuộc sống.
Ông Trương Văn Phú, Phó trưởng Phòng Kinh tế quận Ô Môn cho biết: Hiện nay, một số tuyến sông trên địa bàn đang có hiện tượng bị sạt lở. Quận cũng đang rà soát, gia cố tạm để đảm bảo an toàn trước mắt, về lâu về dài sẽ đầu tư bằng bê tông cho công trình.
Khu vực sạt lở ngay trước cửa nhà bà có chiều dài hơn 50m bị sạt xuống sông và ăn sâu vào bên trong hơn 10m. |
Ông Nguyễn Quý Ninh, Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết: Tổng mức đầu tư Dự án bờ kè chống sạt lở sông Ô Môn được chia làm 3 giai đoạn với tổng số vốn trên 400 tỷ đồng. Khu vực sạt lở nằm trong giai đoạn ba của dự án. Hiện dự án đã hoàn thành 50% khối lượng công trình. Riêng đoạn bị sạt lở đang được tiến hành đóng cọc bê tông thì xảy ra sự việc.
Hiện ngành chức năng TP Cần Thơ đang thống kê thiệt hại, kiểm tra, khảo sát tại đoạn sạt lở để tìm nguyên nhân, có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Tuyến sông Ô Môn thường diễn ra những vụ sạt lở nguy hiểm và phức tạp, nhất là thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa. |
“Trong những năm gần đây diễn biến sạt lở diễn ra nhiều và phạm vi rộng, thành phố cũng đã lập quy hoạch phòng chống sạt lở trên toàn địa bàn, theo đề án quy hoạch chúng tôi cũng có 25 điểm gọi là còn nguy cơ sạt lở cao.
Tuy nhiên diễn biến sạt lở thay đổi theo từng năm, số liệu chúng tôi sẽ cập nhật theo từng năm theo báo cáo của địa phương, chủ yếu là các tuyến sông, kênh lớn”- ông Nguyễn Quý Ninh cho biết thêm.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Cần Thơ đã ghi nhận 2 điểm sạt lở là địa bàn quận Thốt Nốt và quận Ô Môn. Đặc biệt, tuyến sông Ô Môn thường diễn ra những vụ sạt lở nguy hiểm, phức tạp, nhất là thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa.
Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những giải pháp căn cơ, phù hợp để đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân khi tình trạng sạt lở đang có chiều hướng phức tạp.
Sạt lở bờ kè đất, 4 người bị vùi lấp
Vào lúc 8g sáng 14-4, tại số nhà 083 đường Điện Biên, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã xảy ra ... |