Sau 2 năm làm nhân viên phục vụ quán karaoke trên đường Thái Hà, (Đống Đa, Hà Nội), Nguyễn Hoài Nam (SN 1998, quê Thanh Hóa) cho biết, đi làm trong môi trường phức tạp này, anh chỉ mong kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, nhưng có những lúc tiễn các đoàn khách ra về, anh lại có chút xót xa…
Hoài Nam - nhân viên phục vụ quán karaoke. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Anh kể, cách đây hơn 1 năm, anh được quản lý quán karaoke giao nhiệm vụ phục vụ phòng hát cho một nhóm thanh niên trông khá ăn chơi, sảnh sỏi.
“Họ đến quán lúc 11 giờ đêm. Khi vừa vào phòng họ đã gọi 5 két bia và bắt đầu uống. Uống được một lúc thì họ bắt đầu mở nhạc sàn và nhảy điên cuồng.
Đến 12 giờ, mình thấy một người đàn ông khoảng 60 tuổi lạ mặt xuất hiện. Vừa vào quán, ông ta đã chăm chăm nhìn vào các phòng để xem xét.
Nghĩ có chuyện gì khó nói nên mình vội vàng tiến lại gần và bắt chuyện với ông ta”, Hoài Nam nói.
Dưới ánh đèn xanh đỏ và tiếng nhạc xập xình trong quán karaoke, Hoài Nam vẫn nhìn rõ khuôn mặt của người đàn ông. Đó là một khuôn mặt đầy khắc khổ và u uất.
“Trò chuyện với mình mà mắt ông ta đỏ hoe, nước mắt chực trào ra. Ông nói mình muốn tìm con trai. Con trai ông bỏ nhà đi theo đám bạn đã một tháng nay”, Hoài Nam kể.
Một cảnh bên trong phòng hát. (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |
Hoài Nam kể tiếp, theo lời người đàn ông này, cách đây 26 năm, vợ chồng ông sinh được một người con trai sau nhiều năm hiếm muộn. Vì thế, họ hết mực yêu thương, chiều chuộng con.
Khi còn nhỏ, con trai ông nổi tiếng học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép. Vợ chồng ông rất hãnh diện với bạn bè và hàng xóm. Tuy nhiên, khi con trai đỗ đại học, anh lại thay đổi tâm tính hoàn toàn.
Theo đó, anh bị bạn bè rủ rê sa đà vào cờ bạc và những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Nhiều lần vợ chồng ông lựa lời khuyên can con trai tu chí học hành, tuy nhiên những lời bố mẹ nói, anh đều bỏ ngoài tai.
Một lần, ông phát hiện con trai cạy tủ, ăn cắp tiền của bố mẹ nên lớn tiếng quở trách. Con trai ông bị bố mắng nên tức giận bỏ nhà đi lang thang cùng mấy người bạn nghiện ngập.
Thấy con trai bỏ đi, vợ ông khóc cạn nước mắt, một thời gian sau thì bà suy sụp và lâm bệnh. Từ đó, ông vừa chăm vợ trong bệnh viện vừa đi khắp nơi tìm con trai trở về.
“Ông ấy bảo giờ vợ ông đang trở bệnh nặng, không biết có qua khỏi không. Bà ấy muốn gặp con trai trước khi mất" - nam nhân viên phục vụ nhớ lại.
Người cha tội nghiệp cho biết, ông được người ta báo con trai ông đang hát ở đây nên tôi đến tìm con trai về. Vừa nói, ông vừa lấy từ trong túi ra một tấm ảnh của người con đưa cho Hoài Nam xem.
Liếc nhìn bức ảnh ấy, Hoài Nam nhận ra đó là một người thanh niên trong phòng hát mà anh đang phục vụ. Tuy nhiên, để tránh làm ầm ĩ, anh đã chủ động vào đề nghị nam thanh niên ra gặp bố mình.
“Thấy con trai xuất hiện, người đàn ông lao tới tát con một cái rồi bất chợt ôm con khóc nấc lên. Ông cho con trai biết tình hình của vợ. Cậu thanh niên nghe tin mẹ sắp mất thì sụp xuống xuống khóc tu tu.
Người cha lau nước mắt, vỗ vai con khẽ nói "về với mẹ thôi con" rồi hai cha con họ quay lưng đi ra cửa...
Cảnh tượng đó ám ảnh tôi đến bây giờ. Cha mẹ luôn bao dung và yêu thương con cái, kể cả khi đứa con đó phạm lỗi lầm. Đáng tiếc cậu thanh niên đó đến lúc mẹ bệnh nặng mới tỉnh ngộ" - Hoài Nam trải lòng.
Một lần khác cách đây 5 tháng, Hoài Nam cũng chứng kiến câu chuyện đau lòng khác.
“Hôm đó một đôi nam nữ trẻ tuổi đến đây hát. Sau khi bê đồ ăn và bật bài hát cho họ thì mình ra bên ngoài ngồi.
20 phút sau, mình tiếp tục vào phòng kiểm tra xem họ có cần gọi gì thêm không. Vậy nhưng khi mình vừa bước vào thì thấy đôi nam nữ ngất xỉu trên ghế, xung quanh tay họ là máu chảy vương vãi.
Mình sợ quá vội gọi quản lý đưa cặp đôi đi cấp cứu.
Sau này khi người nhà họ đến, mình mới biết cặp đôi kia yêu nhau nhưng gia đình chàng trai ngăn cấm quyết liệt.
Cặp đôi buồn chán, bỏ nhà đi lang thang, họ tìm đến quán hát giải khuây. Không ngờ, trong lúc chán nản, nghĩ quẩn họ đã đập vỡ chai bia, dùng mảnh vỡ để tự tử.
May mắn là mình phát hiện sớm nên họ được cấp cứu kịp thời, giữ được tính mạng”, Hoài Nam kể.
Hoài Nam cho biết, những người tìm đến quán hát đều có những mục đích khác nhau. |
Theo Hoài Nam, làm việc trong môi trường đầy cạm bẫy này, anh đã chứng kiến rất nhiều những góc khuất của cuộc sống.
“Nơi phòng hát nhìn cứ sôi động vậy thôi nhưng có trăm thứ bất cập đang xảy ra. Nó không khác gì một xã hội thu nhỏ, đầy những hỷ, nộ, ái, ố của cuộc đời”, Hoài Nam bộc bạch.
*Tên nhân vật trong bài được thay đổi theo yêu cầu
XEM THÊM
Những nghịch lý phụ huynh không nhìn ra được
Là một phụ huynh, mỗi ngày đưa đón con tôi đều quan sát các bạn con, không khí xung quanh rất kĩ càng. Có vài ... |
Ước sao bố mẹ đừng suốt ngày chỉ mắng mỏ, chì chiết con
Trong giấc ngủ đôi khi chập chờn, không thể sâu giấc, con mơ thấy mình bé lại trong vòng tay ấm áp của bố mẹ. ... |
Con cái đã lớn, cha mẹ vẫn mãi là... giúp việc?
Người mẹ 50 tuổi đi cùng cô con gái 20 tuổi. Nhất nhất chuyện gì người mẹ cũng phải làm, cô con gái chỉ việc ... |
Vụ học sinh tự tử: Bố mẹ bây giờ toàn sống thay con cái, như vậy là rất nguy hiểm
Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội trước thông tin một học sinh ... |
Hy hữu: Bố mẹ bị con gái kiện ra tòa vì 'biển thủ' hơn 200 triệu tiền lì xì
Cô sinh viên đại học đã quyết định kiện bố mẹ mình vì giữ tiền lì xì của cô lên tới hơn 200 triệu đồng. |