Người già ở viện dưỡng lão: Được chăm sóc 'tận răng' không bằng một lần con cháu vào thăm

Người già họ đâu cần cái gì xa hoa. Cả cuộc đời vì con vì cháu, niềm vui cuối đời chắc chắn cũng là con là cháu mà thôi.

Trước khi đến một viện dưỡng lão ở quận Hà Đông, Hà Nội, tôi tưởng tượng ra sẽ gặp những câu chuyện đặc biệt. Giả dụ như chuyện những cụ ông, cụ bà hiên ngang, ngạo nghễ, tự vào viện dưỡng lão sống bằng đồng lương hưu của mình, chẳng cần phiền con cháu trông nom, chăm sóc, hoặc ít ra là cảnh các cụ vui vẻ tuổi già, trò chuyện hàn huyên bên nhau. Nhưng khi đặt chân đến, tiếp xúc với các cụ nơi đây, những gì mắt thấy tai nghe không giống như tôi đã tưởng tượng.

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham
Giờ ăn tập thể của các cụ tại viện dưỡng lão. (Ảnh: Diên Hồng)

Bà Như (75 tuổi, quê gốc ở Hưng Yên) bị liệt nửa người sau một trận tai biến nhưng vẫn rất minh mẫn. Ban đầu, bà giấu chuyện có con và kể “vì hai vợ chồng đều mắc bệnh tim, nên không muốn sinh con, ông hiện đang chữa bệnh tim trong Tp. HCM, nên bà vào đây”. Nói chuyện một hồi lâu, bà buột miệng nói thực ra bà có 1 con trai. Như cố để thông cảm cho con, bà bảo: “Vợ chồng nó bận lắm, còn phải nuôi dạy các cháu”.

Trước đây khi ở nhà, bà Như vẫn giữ thói quen đọc sách. Con cháu không ở gần, nên bà coi đọc sách là thú vui để giải khuây những lúc buồn. Sau khi bị tai biến, tìm người giúp việc không được, bà Như được người em trai động viên và đưa vào viện dưỡng lão ở. Từng bị tai biến 1 lần dẫn đến liệt nửa người, ngoài nỗi sợ cô đơn, bà Như còn sợ cơn tai biến sẽ ập đến lần thứ 2. Hiện tại dù liệt nửa người, nhưng mọi sinh hoạt bà Như đều muốn tự làm. “Nếu bị tai biến lần nữa, nhỡ liệt cả người, thì lúc ấy sống không bằng chết”, bà Như nói.

Bà Đường (80 tuổi, Cao Bằng) đã ở viện dưỡng lão được gần 2 năm. Bà là vợ liệt sỹ. Chồng hy sinh, bà ở cùng anh chị em họ hàng. Sinh được một người con, nhưng con sống ở nước ngoài, không tiện chăm sóc bà nên gửi bà vào viện dưỡng lão. Do tình trạng bệnh lý không thể ăn qua đường miệng, bà ăn qua đường ống xông được gần 3 tháng. Con ở nước ngoài, họ hàng lại ở xa nên ít khi vào thăm bà. Hiện bà vẫn nghe tốt, nhưng do ăn qua đường ống xông nên khó khăn khi nói.

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham
Con bà Kim ở nước ngoài nên không có điều kiện về thăm mẹ thường xuyên. (Ảnh: Diên Hồng)

Bà Kim (86 tuổi, Hà Nội) trước đây là công nhân nhà máy sợi Đinh Lễ. Sức khỏe khá tốt nhưng bà Kim lại mắc bệnh lú lẫn của tuổi già. Bà thường nói đi nói lại một câu chuyện, hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Bà Kim sinh được duy nhất một người con gái. Đến khi con gái 6 tuổi, chồng mất vì cảm lạnh. Một mình bà ở vậy nuôi con và không đi thêm bước nữa. Sau này cô con gái lấy chồng và định cư tại Cộng hòa Séc. Con gái từng đón bà sang ở cùng nhưng bà không quen, lại đòi trở về Việt Nam. Bà Kim cứ thế sống một mình trong căn nhà cô quạnh. Sau một lần bị ngã phải nhập viện, con gái bà quyết định đưa bà vào viện dưỡng lão.

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham
Bà Kim tìm niềm vui ở việc đan len. (Ảnh: Diên Hồng)

Hàng ngày, bà Kim tìm niềm vui ở việc đan mũ và móc áo len. Vốn là công nhân nhà máy sợi, nên bà đan nhanh và khá đẹp. Vừa đan bà vừa nói đi nói lại câu chuyện: “bà đan mũ áo để giành cho mấy đứa cháu, khi nào chúng nó về thăm bà thì bà tặng cho”.

Nhân viên tại viện dưỡng lão cho biết khi vào viện, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Có cụ minh mẫn nhưng không có người chăm sóc, được gia đình động viên thì cũng đồng ý vào. Có cụ vì sức khỏe quá yếu, người nhà lại đi làm cả ngày, thuê người giúp việc thì không yên tâm, nên vào viện dưỡng lão là giải pháp tối ưu nhất. Có một số cụ đã lẫn, gia đình thường nói vui là đưa đi khách sạn chơi hoặc đi du lịch. Nhưng điển hình nhất có lẽ là trường hợp của ông Việt (87 tuổi), lẫn khá nặng. Mặc dù bà vợ vẫn khỏe và hoàn toàn có thể chăm sóc được ông, nhưng vẫn gửi ông vào viện dưỡng lão. Được biết vợ ông Việt thích tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu, thậm chí học hát, học nhảy nên gửi ông vào viện dưỡng lão để điều dưỡng chăm sóc tốt hơn.

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham
Chỉ mong con cháu vào thăm. (Ảnh: Diên Hồng)

Gian phòng của viện dưỡng lão khá tiện nghi và sạch sẽ. Ngoài xem ti vi, các cụ cũng có các hoạt động tập thể do viện tổ chức. Với mức phí từ 6-15 triệu đồng/ tháng, các cụ ông, cụ bà được chăm sóc và phục vụ tùy theo nhu cầu. Những câu chuyện vụn vặt hàng ngày của các cụ chỉ xoay quanh hôm nay chiếu phim gì, khi nào thì con cháu vào thăm. Những dịp lễ tết, nếu con cháu đón về thì các cụ đi khoe khắp nơi, nếu không được đón thì buồn, chẳng nói lời nào.

Xưa nay người ta chỉ nói nhiều về khủng hoảng tuổi lên 3, khủng hoảng tuổi 30, khủng hoảng tuổi trung niên, có mấy ai quan tâm đến khủng hoảng tuổi già. Người ta cũng không thường quan tâm quá nhiều đến tâm tư, nguyện vọng của người già và người già thường bị gắn mác là “khó chiều, khó tính, hay dỗi vặt như trẻ con”. Người trẻ chúng ta cũng thường sợ những cụ già lú lẫn, nói đi nói lại một câu chuyện.

Nhưng người già họ đâu cần cái gì xa hoa. Cả cuộc đời vì con vì cháu, niềm vui cuối đời chắc chắn cũng là con là cháu mà thôi. Chỉ cần con cháu ở bên trò chuyện, hoặc chỉ đơn giản là nghe mình kể chuyện, được nhìn thấy con cháu mỗi ngày là niềm vui hơn bất cứ điều gì trên đời.

XEM THÊM

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham Bà cụ 86 tuổi quyết ly hôn ông chồng 'cả đời không một lần rửa bát'

Không thể kham nổi tình cảnh phải làm việc nhà một mình suốt đời, bà Dung (quê Thái Bình) đã ly hôn chồng.

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham Đăng ảnh các cụ già chơi vui vẻ, cô gái trẻ mong mọi người có cái nhìn khác về viện dưỡng lão

'Niềm vui tuổi già của các cụ tại nhà dưỡng lão. Ngày xưa cứ nghĩ nhà dưỡng lão thật xấu, nhưng ở đây mình thấy ...

nguoi gia o vien duong lao duoc cham soc tan rang khong bang mot lan con chau vao tham Mùa Vu lan về: 'Nhớ con mà chỉ có thể nói chuyện qua những cuộc gọi video'

"Mỗi một năm tôi chỉ được gặp con một lần, khi nhớ con quá, tôi nhờ nhân viên trung tâm gọi video để nhìn thấy ...

chọn
Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển qua huyện Nam Trực sau 16 tháng thi công
Tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển đang xây dựng qua huyện Nam Trực thuộc địa bàn các xã Nam Cường, Hồng Quang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng và Nam Thanh.