Phát hoảng với thân nhiệt bệnh nhân lên đến 41 độ C, nghi ngờ do nắng nóng |
Nắng nóng, người phụ nữ nhập viện vì đứt mạch máu não |
Từ đầu tuần đến nay, Hà Nội trở thành “chảo lửa”, rút cạn sinh lực của người dân thủ đô. Nhiều người, đặc biệt người già và trẻ nhỏ đã phải nhập viên do đột quỵ vì nắng nóng.
Cụ thể, sáng 2/7, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội tiếp nhận một nữ bệnh nhân 59 tuổi, ở Trương Định, Hai Bà Trưng trong tình trạng nôn ra máu, hôn mê, nguy kịch. Được biết, bệnh nhân bị chảy máu não dẫn đến hôn mê sâu, được tiên lượng rất xấu.
Sáng 4/7, một người đàn ông ở khu vực phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội nằm gục bên vệ đường đã được người dân và công an đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, thân nhiệt lên đến 41 độ. Theo như bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân với biểu hiện ban đầu, rất có khả năng sốc nhiệt do nắng nóng.
Nắng gắt khiến người già, trẻ em dễ rơi vào trạng thái đột quỵ. |
Có thể thấy, trẻ em, người già dễ bị say nắng do chậm thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Rất nhiều khuyến cáo đã được đưa ra giúp người dân chủ động đối phó với nguy cơ bị sốc nhiệt, đột quỵ.
Cụ thể, khi nghi ngờ một người bị sốc nhiệt, cần đưa bệnh nhân vào chỗ mát, cởi bớt quần áo, lau hạ nhiệt độ. Đặc biệt, không dùng thuốc hạ sốt nó không có giá trị trong trường hợp sốt do sốc nhiệt. Ngay sau đó, cần nhanh chóng gọi xe vận chuyển cấp cứu, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, không ít người bị ảnh hưởng bởi nắng nóng dẫn đến đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim đập mạnh/yếu, co giật, hôn mê… Thậm chí là thay đổi hành vi, mất phương hướng...
Để tránh xảy ra tình trạng này, mỗi người cần trang bị quần áo rộng, nhẹ, sáng màu, đội mũ vành rộng... Nên sử dụng kem chống nắng và bảo vệ đặc biệt phần gáy, cổ...
Đồng thời, mỗi người cần uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Người lớn nên bổ sung 2,5l nước mỗi ngày; trẻ nhỏ bổ sung 1-1,7l nước mỗi ngày.
Trpng đó, người dân cần hạn chế ra ngoài lúc mặt trời hoạt động mạnh nhất (12h-15h). Trường hợp bắt buộc phải làm việc ngoài trời, trong 45’ làm việc, nên dành 15-20’ nghỉ ngơi nơi râm, thoáng mát nhằm điều hoà nhiệt độ cơ thể.
Nếu thường xuyên tiếp xúc điều hoà, không để nhiệt độ điều hoà thấp hơn 10 độ so với nhiệt độ ngoài trời. Khi ra khỏi phòng, cần hé cửa để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài rồi mới bước ra
Đi coi thi thầy giáo đột quỵ tử vong
Được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu, song một thầy giáo ở Cà Mau đã tử vong trong lúc tham gia coi thi kỳ thi ... |
Nghệ sĩ Việt Hương: 'Tôi sợ bị đột quỵ khi làm cô giáo'
'Tôi không dám mở lớp, cũng không dám truyền dạy gì cho ai. Tôi không thể dạy bởi nếu đi dạy thì tôi sẽ bị... ... |
Cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ
Phụ nữ thường nghĩ rằng đột quỵ là bệnh ở nam giới mà không nghi ngờ bất cứ nguy cơ mắc bệnh nào. Giới chuyên ... |
Thói quen gây hại sức khỏe: Hiểm họa khôn lường vì tắm đêm
Mùa hè nóng bức khiến nhiều người lựa chọn tắm đêm để hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây đang ... |
.