Người già dễ mắc bệnh tiêu hóa trong ngày hè nắng nóng | |
Người già cần cảnh giác với nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng |
Miền Bắc đang trong giai đoạn nắng nóng cao điểm, có nơi lên tới 38-40 độ C. Ghi nhận tại nhiều bệnh viện, số lượng người già các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu chảy… nhập viện ngày càng gia tăng khi trời nắng nóng.
Trong những ngày nắng nóng, lượng bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Tim Hà Nội tăng nhẹ so với thời điểm bình thường, trong đó có nhiều ca bệnh nặng. Riêng Khoa Cấp cứu của bệnh viện, trung bình mỗi ngày có từ 40 đến 50 ca bệnh nặng nhập viện, chủ yếu là người cao tuổi bị suy tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, viêm phổi… mà nguyên nhân chủ yếu do thời tiết gây ra.
Thời tiết nắng nóng khiến người già vốn có sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh. Sau đây là 5 bệnh mà người già dễ gặp phải trong những ngày hè.
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh người già thường mắc phải nhất vào mùa hè. Vì trời quá nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên nguy cơ mất nước và điện giải tăng cao. Người già bị mất nước và chất điện giải liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch như tim đập nhanh, huyết áp tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp). Do đó, nếu cơ thể mất nước nhẹ thì sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt; nếu mất nước nặng hơn có thể truỵ tim mạch.
Để phòng bệnh tim mạch trong thời tiết nắng nóng cho người cao tuổi, cần phải đội nón rộng vành khi ra ngoài, nên tắm bằng nước ấm, hạn chế tắm nước lạnh, đặc biệt trong những trường hợp cơ thể đang nóng và ra mồ hôi nhiều nhất là buổi trưa, tránh trường hợp thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và các loại ngũ cốc để cơ thể luôn khỏe mạnh.
(Ảnh: Hello Bacsi) |
Mùa hè, người cao tuổi nếu đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc vào phòng điều hòa lạnh sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi.
Đối với người cao tuổi bị bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, khi đi ngoài nắng nóng về, người cao tuổi khoan hãy vào phòng lạnh ngay và nên để thân nhiệt giảm dần, nghỉ ngơi từ 15 - 30 phút mới tắm hoặc vào phòng điều hòa.
Mùa hè người cao tuổi rất dễ bị đột quỵ. Lý do là do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglycerid), đái tháo đường...
Một số dấu hiệu đột quỵ vì nắng nóng bao gồm: mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và không tiết mồ hôi mặc dù thời tiết rất nắng nóng.
Do đó, người cao tuổi nên hạn chế đi lại hay làm việc trong những ngày nắng nóng vào những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đặc biệt, nên hạn chế đi ra nơi nóng rồi vào lạnh.
(Ảnh: fishki) |
Trời nóng, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn nên dẫn đến ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải. Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh phổ biến trong mùa hè, nhất là vào những ngày nắng. Với người cao tuổi, nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn người trẻ do sức đề kháng và sự chuyển hóa thức ăn trong cơ thể kém.
Thời tiết nóng nực vào ngày hè và thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến xương khớp đau nhức. Đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi thường xuất hiện ở các khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân. Bệnh đau xương khớp càng tái phát nhiều hơn, nhất là đau các khớp vai gáy, đau nhức khớp gối khi người cao tuổi bị mất ngủ, trằn trọc do không khí oi bức vào mùa hè ngay cả vào ban đêm.
Vì thế, người cao tuổi cần phải giữ giấc ngủ được ngon giấc, hàng ngày nên xoa bóp nhẹ các bắp cơ, vùng xương khớp, nên tập luyện thể dục dưỡng sinh hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng.
(Ảnh: Tạp chí Doanh Nhân) |
Mùa hè người cao tuổi nên ăn nhiều rau, trái cây, nhất là các loại rau, quả dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất, vừa để chống táo bón.
Để phòng ngừa dịch bệnh khi sức đề kháng đã giảm sút, người cao tuổi cần chú ý: khi di chuyển lâu trên đường dưới ánh nắng mặt trời gay gắt cần mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành hoặc nón, đeo kính, khẩu trang, uống đủ nước.
Người cao tuổi nên tham gia các bài tập thể dục dành cho người cao tuổi như tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi hoặc đi bộ tùy theo sức khỏe.
Khi có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, mệt lả, mặt đỏ gay, thân nhiệt tăng… cần vào ngay chỗ có bóng mát hoặc vào nhà nằm nghỉ, chườm mát, quạt nhẹ và uống một cốc nước chanh đá (không cần sử dụng thuốc), sau thời gian ngắn cơ thể sẽ tự điều chỉnh.
Tại sao khi già hơi thở của bạn sẽ nặng mùi hơn?
Khi cao tuổi, bạn dễ nhận thấy hơi thở của bạn có mùi hôi hơn. Làm thế nào giải quyết vấn đề này? |
5 môn thể thao phù hợp nhất với người cao tuổi
Luyện tập thể thao là hoạt động rất cần thiết với người cao tuổi vì nó giúp rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, cần lựa ... |
'Trẻ hoá não bộ' nhờ ăn rau xanh mỗi ngày
Ăn rau xanh hoặc các loại salad mỗi ngày có thể giúp chúng ta tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng não bộ một ... |