Người giữ hồn nhạc cụ dân tộc trên đất Tây Nguyên

Dù đã rời xa quê hương hàng chục năm trời nhưng giai điệu ngọt ngào du dương nơi núi rừng Tây Bắc vẫn in đậm trong tâm trí những con người tha hương này. Để rồi, qua những vật liệu đơn giản họ đã làm sống lại những gia điệu tuyệt vời đó….

Thổi hồn vào tre, nứa

nguoi giu hon nhac cu dan toc tren dat tay nguyen
Già Thao Chrêm say mê chế tác các loại nhạc cụ dân tộc.

Chúng tôi tìm về xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum), vùng đất “ngã 3 Đông Dương” lừng lẫy vào một ngày cuối năm để tìm gặp già Thao Chrêm, người lưu truyền và giữ hồn nhạc cụ truyền thống của người Brâu.

Trò chuyện cùng chúng tôi, già Thao Chrêm cho biết, do người dân khu vực này chủ yếu là đồng bào dân tộc Brâu với nhiều phong tục tập quán vẫn được lưu giữ từ ngàn đời. Chỉ với những ống tre, nứa, lồ ô… người Brâu có thể sáng tạo nên hàng chục loại nhạc cụ làm người nghe lưu luyến mãi không muốn về.

“Tuy đây là những nhạc cụ đơn giản, nhưng khi được chế tác lại biến thành những cây đàn với những tiếng nhạc du dương, tựa như tâm hồn của người Brâu ấm áp và chân thành”, ông Thao Chrêm với ánh mắt hạnh phúc tâm sự.

Theo già Thao Chrêm, mỗi loại đàn phát ra âm thanh khác nhau và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Như đàn Boong Boong được người Brâu sử dụng khi đi làm rẫy để thể hiện sự vui tươi, tinh thần sảng khoái, hăng say khi lao động, thường dùng trong lễ hội lớn. Còn đàn Oong Búk với kiểu dáng giống như Khèn của người HMông khu vực phía Bắc. Đàn này thường được dùng cho các chàng trai biểu diễn để thổ lộ tình yêu với các cô gái.

Già Thao Chrêm kể, vào năm 16 tuổi, do thường xuyên lên rẫy với những người già, được nghe những giai điệu từ kèn lá, tiếng gõ vào thân lồ ô, già thấy nó rất đặc biệt nên học theo từ đó.

Tuy nhiên, để làm một chiếc đàn bằng tre, nứa… không hề dễ dàng. Bởi ngoài sự khéo léo người làm đàn còn phải có cảm âm tốt để có thể tinh chỉnh và chế tác thành những nhạc cụ có âm thanh tốt. “Ai học được rồi chắc chắn sẽ đam mê, nghiện như nghiện hút thuốc tẩu vậy”, già Thao Chrêm tươi cười nói.

Ông Thao Lợi, trưởng làng Đắk Mế cho biết: “Ở làng này, già Thao Chrêm được mọi người coi là một kho sử sống về âm nhạc truyền thống của người Brâu. Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng già vẫn chế tác và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc. Bên cạnh đó, già Thao Chrêm sở hữu thêm cuốn từ điển lưu giữ những nét văn hoá truyền thống của dân tộc Brâu”.

Vua đàn tính và điệu hát then

nguoi giu hon nhac cu dan toc tren dat tay nguyen
Ông Hiếu bên cây đàn tính hát lên những điệu then ngọt ngào.

Cũng đam mê chế tác, say mê những làn điệu ngọt ngào. Ông Lô Hoàng Hiếu (SN 1938, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) đã làm ra cây đàn tính và cất lên những điệu hát then làm say đắm lòng người suốt nhiều năm nay trên vùng đất Tây Nguyên.

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Cao Bằng, quê hương của những làn điệu hát then ngọt ngào, ông Lô Hoàng Hiếu đã bắt đầu gắn bó với làn điệu hát then từ những ngày tham gia chiến trường.

Đến năm 1990, ông Hiếu cùng gia đình di cư vào Đắk Lắk sinh sống và lập nghiệp. Do đây là khu vực tập trung nhiều đồng bào dân tộc Tày, Nùng... từ vùng núi phía Bắc di cư vào nên họ xem làn điệu hát then như một món ăn tinh thần.

Năm 2013, ông bắt đầu tham gia vào CLB hát then xã Cư Mgar, tại đây, ông nhận thấy sự cần thiết của cây đàn tính trong việc phục vụ bà con nên ông Hiếu đã tự tay đục đẽo, chế tạo ra những cây đàn, phục vụ cho bản thân và người dân nơi đây.

Cây đàn tính có cần đàn, bầu đàn, mặt đàn, thủ đàn và dây đàn. Trong đó, khâu khó nhất là làm cần đàn và tạo hộp cộng hưởng. Gỗ được dùng làm cần thường là những loại gỗ nhẹ như xoan, bằng lăng.

“Khi đục đẽo phải rất cẩn thận và tỉ mĩ, nếu sai hoặc lệch một chút phải làm lại từ đầu. Hộp cộng hưởng của đàn được làm từ quả bầu khô, tròn trịa. Âm thanh của cây đàn trầm, bỗng tùy thuộc vào lỗ được đục tạo trên quả bầu”, ông Hiếu chia sẻ.

nguoi giu hon nhac cu dan toc tren dat tay nguyen
Ông Hiếu vinh dự được nhận giải A Liên hoan nghệ thuật tạc tượng, đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc huyện Cư M’gar năm 2016.

Theo ông Hiếu, muốn tạo ra âm thanh trầm, quả bầu cần chia thành 4 ô, mỗi ô gồm 9 lỗ được khoan tròn trịa.. Nếu muốn âm thanh được trong trẻo, thanh thoát hơn, người làm sẽ khoan 6 lỗ để âm được thoát ra ngoài nhiều hơn.

“Người muốn chơi đàn tính và hát then phải là những người có năng khiếu về cảm nhận âm thanh, nhạc điệu. Ai thông minh, chăm chỉ và tiếp thu nhanh, sau vài tháng có thể đánh và hát được những giai điệu đơn giản. Chơi đàn tính và hát then rất khó nên không phải ai muốn và đam mê cũng có thể học được”, ông Hiếu tâm sự.

Với sự say mê của mình, vừa qua, ông Lô Hoàng Hiếu đã được Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar trao tặng giải A, trong Liên hoan nghệ thuật tạc tượng, đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc huyện Cư M’gar năm 2016.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.