Theo thông tin từ báo Tiền Phong, mới đây Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận bệnh nhân N.T. H. (Hà Nội) trong tình trạng tổn thương da bụng sâu, phù nề cùng chằng chịt các vết khâu mổ.
Bệnh nhân chia sẻ, do mặc cảm vì bụng nhiều mỡ nên đã làm phẫu thuật tạo hình thành bụng và hút mỡ bụng ở một cơ sở y tế tư nhân nhưng bị hoại tử. Sau đó bác sĩ của cơ sở này đã mổ cắt lọc tổ chức hoại tử và khâu đóng vết thương tại chỗ nhưng vẫn để lại những vết khâu chằng chịt.
TS. Nguyễn Huy Cảnh, Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Y học thực nghiệm cho biết, tại đây thường xuyên gặp các ca hoại tử do hút mỡ và tạo hình thành bụng. Hoại tử do hút mỡ và tạo hình thành bụng chủ yếu xuất phát từ việc làm sai kỹ thuật (hút mỡ sai vị trí, hút quá nông hoặc quá sâu) gây tổn thương đến các mạng mạch nuôi vùng da bụng.
Hút mỡ không phải muốn hút bao nhiêu là được vì quá trình làm có thể gây tổn thương mạch máu, khi hút mỡ sẽ có lẫn máu. Hay bơm lượng dịch làm tan mỡ thì dịch của tế bào cũng sẽ vào đó và bị hút ra.
Do đó hút nhiều mỡ đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ mất nhiều dịch, thiếu máu, các chỉ số sinh hóa thay đổi, khối lượng tuần hoàn giảm… Tai biến do hút mỡ tạo hình thành bụng có thể gặp như hoại tử da, tắc mạch phổi, tai biến mạch máu não.
Hút mỡ bụng giảm béo, người phụ nữ phải phẫu thuật loại bỏ các tổ chức bị hoại tử - Ảnh: Báo Đời sống Việt Nam. |
Trao đổi với báo Sức khỏe và Đời sống, BS Cảnh cho hay: “Có những ca chỉ hút vùng nhỏ, thời gian có thể chỉ 30 phút là xong. Nhưng hút những vùng lớn hay nhiều vùng thời gian có thể kéo dài vài tiếng, thậm chí 7-8 tiếng/ca. Tuy nhiên quá trình làm, tay nghề bác sĩ quyết định nhiều yếu tố. Như, ngoài xử lý biến chứng còn hút đều tay tránh lồi lõm, cao thấp hay vị trí hút đúng để không quá sâu hay quá nông dẫn đến hoại tử da”.
Nhưng ngoài nguy cơ chung thì nguy cơ đáng sợ nhất của hút mỡ là gây tắc mạch phổi. Vì vậy, một số phòng khám ở ngoài bệnh viện thỉnh thoảng có bệnh nhân tử vong là do yếu tố này.
“Tắc mạch phổi cực kỳ khó xử trí, có khoảng 0,5-1% số trường hợp có thể gây tắc mạch phổi, các trường hợp này tỉ lệ tử vong cao. Ở một số nước dù tại bệnh viện, có hệ thống hồi sức cấp cứu tốt thì nguy cơ bệnh nhân bị tắc mạch phổi chết cũng chiếm khoảng 15-50%. Nếu hút mỡ ở phòng khám ngoài bệnh viện cơ hội cứu sống nếu bị tắc mạch phổi rất thấp”, BS Cảnh dẫn chứng.
Vì vậy, hút mỡ cũng cần khám, làm các xét nghiệm tương tự như các phẫu thuật khác, tùy vào các vùng hút mỡ nhỏ hay lớn sẽ có chỉ định gây mê hay gây tê. Do đó để tránh gây tai biến và nguy hại, muốn làm đẹp không thể tùy tiện đến các cơ sở không có uy tín và đầy đủ trang thiết bị, khi đó tiền mất, tật mang - BS Cảnh khuyến cáo.
XEM THÊM
5 bí quyết giúp chàng trai ốm yếu tăng 30 kg, sở hữu bụng 6 múi
Theo Đình Trường, động lực để anh quyết tâm thay đổi ngoại hình đến từ sự cổ vũ của bạn gái. Sau 6 năm kiên ... |
Bị nói ‘bà mập hai con’, mẹ Sài Gòn chọn DAS Diet để giảm 16 kg trong 8 tháng
Chỉ nhờ chế độ ăn kiêng DAS Diet, bà mẹ hai con đã giảm 16 kg trong 8 tháng. |
Từ chàng trai béo bụng đến vận động viên thể hình
Thể hình gầy gò nhưng vòng hai lớn do lười vận động, thích đồ ăn nhanh, Phú Thịnh quyết tâm tập luyện, "lột xác" thành ... |
Kinh ngạc những cặp đôi 'lột xác' nhờ tình yêu và nỗ lực giảm cân
Nhờ sức mạnh của tình yêu, sự kiên trì nỗ lực giảm cân vì sức khỏe, những cặp đôi này đã “lột xác” một cách ... |
Kinh nghiệm tập gym đánh bay 'núi' mỡ bụng sau sinh, lấy lại vóc dáng chuẩn của mẹ trẻ hai con
Có lẽ, những người mẹ sau sinh nào cũng từng tự ti vì vòng bụng của mình. Để có thể nhanh chóng lấy lại vóc ... |