Người Sài Gòn sắm đồ cúng ông Táo sớm: Vàng mã đắt như tôm tươi, cá chép, hoa quả không có khách mua

Trong khi vàng mã "đắt như tôm tươi" trước ngày đưa ông Công, ông Táo thì mặt hàng cá chép, từ "xịn" đến bình dân đều đỏ mắt tìm khách hàng.
Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 1.

Sáng 16/1 (22 tháng Chạp Âm lịch), nhiều dịch vụ chuẩn bị cho mâm lễ cúng ông Táo tại TP HCM đã nhộn nhịp. Ghi nhận tại một số chợ như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Tân Định, Đa Kao (quận 1)… vàng mã là mặt hàng bán chạy nhất, theo các tiểu thương là đang "đắt như tôm tươi".

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 2.

2 cửa hàng vàng mã này nằm cạnh nhau tại lối dẫn vào chợ Bà Chiểu đều đông nghẹt. Không chỉ đông đúc bên trong, nhiều người còn chen chúc bên ngoài, xe máy đậu gần chắn hết con đường dẫn vào chợ.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 3.

Một người bán cho biết người dân TP HCM ít có nhu cầu đốt vàng mã trong ngày thường, tuy nhiên, Tết ông Công, ông Táo là một trong những dịp đốt vàng mã nhiều nhất. "Ngoài ra, người dân còn có nhu cầu mua thêm vàng mã để cúng hôm 30 Tết, tức là rước ông Công, ông Táo về, nhưng đa phần đều mua luôn vào hôm nay", anh Lực nói.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 4.

Người bán cho biết, bộ đồ lễ cúng đưa ông Táo được bán đắt nhất. Bộ đồ lễ gồm có 2 mũ Táo Ông có cánh chuồn và mũ Táo Bà, giá trung bình đều dưới 100.000 đồng, tùy loại.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 5.

Ngoài ra, khách cũng mua thêm vàng mã, nhà lầu, xe hơi để đốt chung với đồ lễ sau khi cúng. Tuy nhiên, người bán cho biết người miền Nam không chuộng những loại đồ lễ này, mà chủ yếu nhất vẫn là "combo" đồ lễ đưa ông Táo với giá bình dân, vừa hợp phong tục truyền thống từ trước đến nay.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 6.

Ngoài đồ lễ, các mặt hàng cúng đưa ông Táo về trời rất đa dạng, từ nhang đèn, tiền vàng mã, quần áo giấy, trái cây…

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 7.

Chị Lan chuẩn bị cả một danh sách những đồ lễ cần mua để chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo. Chị cho biết phải ghi chép lại vì khá nhiều món đồ cần phải mua, nếu phải chạy đi chạy làm thì tốn thời gian mà mâm cúng thiếu đồ lại mất hay. Năm nào chị cũng chuẩn bị chu đáo như vậy.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 8.

Cửa hàng mua bán tập nập từ bên ngoài đến bên trong.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 9.

Các cửa hàng thường chủ động tư vấn về đồ lễ cúng cho khách. Mâm cúng lễ có mũ ông Công ba cỗ hay 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà cùng cá chép.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 10.

Dù đã tấp nập nhưng chủ cửa hàng vẫn tiết lộ thêm sức mua năm nay vẫn chưa tốt bằng năm ngoái. Tuy nhiên, anh cũng dự báo từ đây đến chiều tối, số lượng người sẽ đến rất đông, vì nhiều gia đình cúng đưa ông Công, ông Táo vào khuya nay, hoặc rạng sáng mai. Ngày cúng ông Táo năm nay lại trùng ngày đi làm.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 11.

Ngoài vàng mã, năm nay, thị trường đồ cúng dịp 23 tháng Chạp Âm lịch tại TP HCM đã phổ biến bánh tổ có hình cá chép, thỏi vàng. Giá mỗi phần thế này chỉ từ vài chục đến hơn 100.000 đồng loại lớn, nhưng người bán cho biết sức mua không nhiều, thậm chí rất ế.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 12.

Mặt hàng hoa cúng như cúc, vạn thọ đến sáng 22 tháng Chạp vẫn chưa sôi động, dù số lượng người bán tại các chợ tăng lên rất nhiều so với Tết năm ngoái.

Người Sài Gòn tranh thủ sắm đồ cúng ông Công, ông Táo: Vàng mã hốt bạc, cá chép đìu hiu - Ảnh 13.

Một mặt hàng thường thấy và không thể thiếu trong lễ tiễn ông Công, ông Táo của người Việt là cá chép, tuy nhiên, năm nay, thị trường này lại rất trầm lắng. "Con đường cá chép" Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) vẫn rất im ắng dù các cửa hàng treo biển chào mời: "Cá chép ông Công, ông Táo: 2 ông, 1 bà quẹo lựa mọi người ơi". Năm ngoái, trước hôm 23 tháng Chạp, cửa hàng này tiêu thụ hàng tấn cá chép.