Nguyên thượng tá công an lừa 24 tỉ đồng kiến nghị di lý hồ sơ vụ án lên Bộ công an

Trước toà, vị nguyên thượng tá công an cho rằng sau khi nhận tiền của bị hại, bị cáo đã “tặng quà” cho một số người nên kiến nghị di lý hồ sơ vụ án lên Bộ công an để điều tra, làm rõ.
 

Mất tiền chạy việc còn phải trả lãi suất hơn 5 triệu đồng/tháng

nguyen thuong ta cong an lua 24 ty dong bi cao kien nghi di ly ho so vu an len bo cong an
Bị cáo Y Tuyến tại phiên tòa (Ảnh: Trang Anh)

Chiều 29/8, TAND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục xét xử bị cáo Y Tuyến Ksơr, nguyên thượng tá, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính, Công an tỉnh Đắk Lắk về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2014, Y Tuyến Ksơr giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA71) và từ tháng 5/2014 đến tháng 8/2016 giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính (PC64) thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên, trong khi giữ những chức vụ này Y Tuyến Ksơr đã đưa ra thông tin rằng có quen biết ở Bộ Công an và giới thiệu mình mang cấp hàm thượng tá có khả năng xin vào học tại các trường của ngành công an, vào công tác trong ngành công an và xin chuyển công tác từ đơn vị này đến đơn vị khác.

Sau đó, Y Tuyến Ksơr đã chiếm đoạt tổng số tiền hơn 24 tỉ đồng của 62 người ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước.

Số tiền chiếm đoạt Y Tuyến Ksơr dùng một phần trả cho những người đã nhận trước đó và tiêu xài cá nhân. Còn những hồ sơ liên quan đến xin việc, xin học Y Tuyến Ksơr mang đi tiêu hủy.

nguyen thuong ta cong an lua 24 ty dong bi cao kien nghi di ly ho so vu an len bo cong an
Nhiều bị hại có mặt tại phiên tòa (Ảnh: Trang Anh)

Tại phiên tòa, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi với bị cáo và những người bị hại.

Có mặt tại tòa, chị L.T.N (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, thông qua người quen là bà N.T.T (cùng quê Cao Bằng) nên biết đến Y Tuyến.

Theo chị N. do trước đây bà T. đã xin cho 2 người con của bà vào học trong ngành công an thành công nên chị tin tưởng và nhờ bà T. nói Y Tuyến xin giúp.

Sau đó, năm 2015 chị đưa cho bà T. nhờ đưa cho Y Tuyến 240 triệu đồng để xin cho con vào học trường Văn Hóa 3. Đến năm tháng 3/2016, khi được Y Tuyến thông báo đã có quyết định nên yêu cầu gia đình đưa thêm 260 triệu nữa để được nhập học luôn.

Tuy nhiên, sau khi gia đình đưa tiền thì không thấy tin tức gì nữa. Sau đó, biết bị lừa nên gia đình đã làm đơn tố cáo.

“Chúng tôi chỉ thông qua bà T. để thỏa thuận và đưa tiền cho Y Tuyến còn chưa gặp lần nào. Y Tuyến đã lừa đảo rất nhiều tiền của người dân nhưng lại nói không có tiền trả lại.

Do đó, chúng tôi yêu cầu HĐXX và cơ quan điều tra thanh tra lại toàn bộ tài sản của bị cáo. Số tiền gia đình tôi đưa Y Tuyến đều vay mượn với lãi suất hơn 5 triệu đồng/tháng nên hiện nay rất khó khăn”, chị N trình bày.

Tương tự, chị T.T.L.H (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, do có quen biết từ trước nên Y Tuyến đã chủ động liên lạc với gia đình chị khi biết có nhu cầu xin việc cho con em vào ngành công an.

Theo chị H. sau khi nói chuyện, tìm hiểu và tin tưởng chị đã đưa hơn 1,2 tỉ đồng cho Y Tuyến để xin cho 2 người con và 1 người cháu (con anh ruột) vào ngành công an. Không những thế, ông Y Tuyến còn hứa sẽ được nhận vào biên chế trong ngành.

Tuy nhiên, đến hẹn vẫn chưa thấy “động tĩnh” gì nên chị tìm gặp Y Tuyến, nhưng ông này vẫn khất hết lần này đến lần khác. Sau thời gian dài vẫn “bặt vô âm tín” chị đã làm đơn tố cáo Y Tuyến về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra cơ quan công an.

Cũng theo chị H. ngoài số tiền của anh chị đưa để lo chạy việc cho cháu thì số tiền nhà chị đã phần là vay mượn, một số chị còn vay nóng để kịp đưa cho Y Tuyến xin việc. Tuy nhiên, việc xin không được, tiền lại có nguy cơ mất trắng khiến gia đình chị rơi vào cảnh lao đao.

“Tôi hy vọng lấy lại được tiền để chi trả các khoản nợ hiện tại. Bên cạnh đó, mong muốn HĐXX làm rõ vụ án để bị cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật”, chị H. nói.

Không chỉ có các trường hợp tại tỉnh Đắk Lắk, nhiều trường hợp tại tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum… cũng bị Y Tuyến lừa đảo. Tuy nhiên, tại phiên tòa hôm nay nhiều bị hại đã có đơn xin vắng mặt.

Bị cáo đề nghị di lý hồ sơ lên Bộ công an

nguyen thuong ta cong an lua 24 ty dong bi cao kien nghi di ly ho so vu an len bo cong an
Các bị hại hy vọng nhận lại được tiền từ bị cáo do chủ yếu là tiền đi vay mượn nên gia đình hiện tại rất khó khăn (Ảnh: Trang Anh)

Tại phiên tòa xét xử nguyên thượng tá Y Tuyến Ksơr, bị cáo trả lời trước HĐXX rằng, mặc dù các bị hại đòi lại tiền đã đưa cho bị cáo nhưng toàn bộ nhà cửa, đất đai, tài sản bị cáo đã bán được khoảng 4 tỉ đồng. Số tiền này bị cáo đã trả lại cho một số người mà bị cáo đã nhận tiền trước đây.

Bên cạnh đó, tại đây bị cáo luôn cho rằng, số tiền nhận từ bị hại bị cáo đã “tặng quà” cho một số người và trả tiền cho những người đã “dẫn mối” cho bị cáo nhưng không có giấy tờ nhận tiền hay bằng chứng gì. Bị cáo kiến nghị HĐXX phải làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.

Cũng tại phiên tòa, bị cáo cho rằng, không chỉ một mình bị cáo nhận tiền của các bị hại mà còn nhiều người liên quan khác nên bị cáo kiến nghị HĐXX di lý toàn bộ hồ sơ vụ án về Bộ công an để điều tra, làm rõ.

Phiên tòa sẽ được tiếp tục vào ngày mai, 30/8.

nguyen thuong ta cong an lua 24 ty dong bi cao kien nghi di ly ho so vu an len bo cong an Nguyên thượng tá công an ‘nổ’ xin việc lừa đảo 24 tỷ đồng: 'Bị cáo không còn một đồng xu nào'

Trong phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử nguyên thượng tá công an lừa tiền chạy việc, bị cáo cho rằng mình không còn ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.