Nhà đầu tư công trình giao thông năng lực yếu, ý thức kém: Ai chịu trách nhiệm?

Mới đây, Bộ GTVT có thông tin về một số công trình giao thông trọng điểm của ngành. Trong đó, Bộ này có nêu về việc năng lực nhà đầu tư còn yếu, ý thức kém.

Nhà đầu tư công trình giao thông năng lực yếu, ý thức kém: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Di Linh).

Nhà đầu tư, nhà thầu yếu: Ai chịu trách nhiệm?

Mới đây, Bộ GTVT có thông tin về một số công trình giao thông trọng điểm của ngành. Trong đó, Bộ này có nêu về việc năng lực nhà đầu tư còn yếu, ý thức kém.

Đáng chú ý, một vấn đề được dư luận quan tâm là đã xử lí trách nhiệm của người tham mưu và quyết định những nhà đầu tư này hay chưa.

Đơn cử, với cao tốc Bến Lức - Long Thành, Bộ GTVT cho biết chậm tiến độ do một phần nguyên nhân từ năng lực hạn chế của một số nhà thầu cũng như năng lực điều hành của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) không tốt.

"Hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi qui trình quản lí, công nghệ thi công phức tạp.

Có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam (các dự án đường sắt đô thị), trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lí thực hiện.

Năng lực nhà đầu tư, Ban quản lí dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp… dẫn đến các khó khăn vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, dẫn đến việc thời gian thực hiện bị kéo dài, điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư...", Bộ GTVT thừa nhận.

Theo Bộ trưởng GTVT, tất cả các dự án khi đấu thầu thì đều có hồ sơ mời thầu; nhà thầu tham dự cũng có hồ sơ dự thầu và tất cả những hồ sơ này là cơ sở pháp lí trong quá trình xét thầu.

"Các tổ chuyên gia đều căn cứ vào qui định của pháp luật để chọn thầu. Khi chọn thầu, chúng ta công bố các nhà thầu tham dự thầu đều có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại nếu tổ chuyên gia làm không đúng.

Ý tôi muốn nói là lúc chúng ta xét thầu làm công khai, minh bạch, đúng pháp luật thì các nhà đầu tư, các nhà thầu đều đảm bảo các yêu cầu.

Tuy nhiên, có một thực tế, trong quá trình thực hiện dự án, nhiều nhà thầu hoặc nhà đầu tư chưa thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu, và chúng ta gọi là nhà thầu hoặc nhà đầu tư yếu kém", Bộ trưởng Thể nói.

Theo vị này, Bộ GTVT đã có nhiều giải pháp. Cụ thể là cảnh cáo, nếu cần thiết thì cắt hợp đồng và tịch thu bảo lãnh hợp đồng.

"Những dự án chỉ định thầu về nguyên tắc phải thực hiện đúng quy định. Nghĩa là phải chứng minh hồ sơ, thủ tục, năng lực, chi phí của các dự án.

Mặc dù, không tổ chức đấu thầu nhưng hồ sơ chỉ định thầu cũng như hồ sơ dự thầu. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có thể xử lí các doanh nghiệp chậm tiến độ", ông Thể nói.

Theo vị này, thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã xếp hạng các doanh nghiệp tham gia ngành giao thông để phân loại tốt và kém; những loại kém sẽ bị hạn chế trong quá trình xét thầu.

"Có thể là chấm điểm để các nhà thầu yếu kém làm không bảo đảm tiến độ thì không được tham gia các gói thầu", ông Thể nhấn mạnh.

Được biết, từ năm 2015, Bộ GTVT hàng năm đều công bố bảng đánh giá và xếp hạng đối với các chủ đầu tư, ban quản lí dự án căn cứ trên kết quả thực hiện năm trước đó.

"Kết quả đánh giá xếp hạng đánh giá đúng thực trạng của đơn vị, được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động tích cực đến ý thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư, ban quản lí dự án, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án, công trình", Bộ GTVT thông tin.

Nhà đầu tư công trình giao thông năng lực yếu, ý thức kém: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Di Linh).

Nhà thầu Trung Quốc tham gia nhiều dự án cao tốc

Liên quan đến vấn đề nhà thầu, mới đây, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) đã đề nghị Bộ GTVT cho biết tổng kết các dự án công trình giao thông có sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc, sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc, về tỷ lệ đội vốn có hạn cũng như chất lượng công trình.

Về vấn đề trên, Bộ trưởng GTVT cho biết nhà thầu Trung Quốc tham gia nhiều dự án, trong đó có một số nhà thầu có vấn đề về tiến độ như một số gói thầu ở đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

"Tuy nhiên, đến thời điểm này thanh tra các cấp, cơ quan điều tra chưa xem xét khởi tố.

Do đó chúng tôi nghĩ các gói thầu này mặc dù có vấn đề về dư luận nhưng đảm bảo các qui trình qui phạm vì trước khi nghiệm thu. Chúng ta phải nghiệm thu được chất lượng sản phẩm đưa vào, có kiểm tra chất lượng từng hạng mục, có hồ sơ nghiệm thu cơ sở", ông Thể nói.

Cũng theo vị này, quan trọng nhất là các Ban quản lí dự án tư vấn giám sát phải thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình để giám sát chặt chẽ từ khâu đầu tiên cho đến lúc cuối cùng thì các dự án đều đảm bảo.

Được biết, theo Bộ GTVT, cơ chế thực hiện các dự án ODA còn bất cập. Cụ thể là kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ làm chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu; tình trạng thiếu vốn đối ứng kéo dài dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do các ràng buộc phức tạp qui chế đấu thầu của các nhà tài trợ.

Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu đối với các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài phải là nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực, trách nhiệm, uy tín và được kiểm chứng.

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.