Nhà thờ Thánh Vasily, thánh đường Vasil, hay Nhà thờ Chính tòa Thánh Vasily hiển phúc,… là những tên gọi khác của nhà thờ này.
Tọa lạc ngay giữa quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, nhà thờ thánh Vasily là một trong những địa danh được nhiều khách du lịch ghé thăm nhất mỗi khi đến với nước Nga.
Quần thể kiến trúc độc đáo, đầy màu sắc rực rỡ của Thánh đường là nơi thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng, khám phá.
Đằng sau những ánh nắng hào quang trên mái vòm của nhà thờ Vasily là những câu chuyện lịch sử, là những góc khuất mà ít người biết đến….
Ivan Bạo chúa - người ra lệnh xây dựng Thánh đường.
Năm 1555, y lệnh của Sa hoàng Ivan Bạo chúa, công trình kiến trúc tôn giáo này được khởi công xây dựng. Phải mất 11 năm xây dựng thì nó mới được hoàn thành, với 8 nhà nguyện ban đầu tượng trưng cho từng ngày lễ riêng biệt.
Nhưng công trình này khiến cho vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga không hài lòng, vì nó "không giống như những gì tưởng tượng" nên công trình này đã bị phá bỏ ngay lập tức. Và bản thiết kế công trình này một lần nữa được giao lại cho Postnik Yakovlev - kiến trúc sư thiên tài của nước Nga bấy giờ.
Mệnh lệnh đến từ Ivan Đại đế được đặt trên đôi vai của người kiến trúc sư, và quả thật, những gì ông làm được không chỉ khiến cho Ivan bạo chúa bị thuyết phục, mà còn trở thành một biểu tượng về kiến trúc tuyệt đỉnh, được rất nhiều thế hệ về sau gìn giữ và tôn vinh.
Nhà thờ thánh Vasily – Biểu tượng bất tử.
Thế nhưng, có lẽ ngay cả Postnik Yakovlev cũng không thể ngờ được rằng, Thánh đường ấy đã mang đến cho người kiến trúc sư tài ba một tấn bi kịch, và suýt lấy mạng của một kiến trúc sư khác như thế nào.
Quay trở lại với câu chuyện về kiến trúc của thánh đường Vasily : theo lệnh của Ivan Đại đế, Yakovlev đã xây dựng lại 8 nhà nguyện, tượng trưng cho 8 lần đánh thắng quân Mông cổ.
Tám nhà nguyện với mái vòm được thiết kế khác nhau về màu sắc, hình dạng và kích thích, và trên đỉnh mỗi mái vòm đều gắn một cây thánh giá mang biểu tượng của Chính Thống giáo.
Tuy nhiên 8 tòa tháp này có sự khác biệt và dường như không ăn nhập với nhau, nên Yakovlev vẫn cảm thấy chưa hài lòng. Phải đến tận năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng.
Tám nhà nguyện với mái vòm được thiết kế khác nhau về màu sắc, hình dạng và kích thích, và trên đỉnh mỗi mái vòm đều gắn một cây thánh giá mang biểu tượng của Chính Thống giáo.
Lúc này, quần thể kiến trúc có sự bổ sung của tòa tháp phía Đông trở nên "mạch lạc, kì vĩ và huyền diệu vô cùng."
Sau đó, tòa tháp thứ 9 này là nơi chôn cất thi hài của linh mục Chính thống giáo Vasily Blazhenny (1468-1522) – người được coi là "thánh Vasily chí tôn" với khả năng tiên tri một cách chính xác nhiều sự kiện, trong đó có cái chết của vua Ivan bạo chúa.
Từ đó về sau, Thánh đường này được mang tên là Thánh đường Vasily là bởi vậy.
Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ St. Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính).
Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.
Con số 8 mang 2 ý nghĩa: số ngày chúa Jesus phục sinh (theo lịch của người Do Thái cổ), về vương quốc thiên đường được hứa hẹn vào thế kỷ thứ 8.
Ngôi sao 8 cánh bản thân nó trong Thiên chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người trong khi đó trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo của Nga, có 3 ngôi sao 8 cánh.
Bên cạnh đó 2 hình vuông đặt chồng lên nhau thì 8 đỉnh của nó sẽ tạo ra 1 ngôi sao 8 cánh. Điều này tượng trưng cho sự vững bền, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của thành phố thiên đường.
Cũng như nước Nga, nhà thờ Vasily đã trải qua những thời khắc thăng trầm mà đỉnh điểm là 2 lần suýt bị giật sập.
Lần đầu tiên là Napoleon. Truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Vasily, Napoleon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris. Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoleon đã ra lệnh giật sập nhà thờ thánh Vasily.
Nhiều ký thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong nhà thờ thánh Vasily. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Thế nhưng một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và "cứu sống" nhà thờ.
Lần thứ 2 là vào những năm 1930, khi mà Lazar Kaganovich, một đồng chí thân cận của Stalin, người thực hiện việc quy hoạch lại quảng trường Đỏ đã đề xuất phá hủy thánh đường vì nó làm hỏng kiến trúc chung.
Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich. Nhưng sau đó Stalin đã quyết định loại bỏ nhà thờ thánh này. Lần này không phải nhờ trời mà nhờ vào sự dũng cảm của kiến trúc sư Baranovsky, nhà thờ thánh đã không "chết".
Khi chuẩn bị phá hủy công trình này, Baranovsky đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tín đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin đã quyết định giữ lại nhà thờ Thánh đường và chỉ bỏ tù Baranovsky 5 năm.
Công trình Thánh đường nhìn từ bên ngoài rất hoành tráng và nguy nga. Nhiều du khách khi tới đây cho biết, họ liên tưởng như mình sắp khám phá một trong những tòa lâu đài đẹp nhất trong các câu chuyện cổ tích của nước Nga.
Ivan cũng rất ưng ý với tác phẩm này. Chính vì vậy, tương truyền rằng sa hoàng hung bạo này đã ra lệnh làm mù mắt Postnik Yakovlev để ông không thể sáng tạo thêm kiệt tác nào đẹp hơn thế.
Do đó, nhiều người cho rằng Thánh đường là một kiệt tác đẹp nhưng buồn vì nó bị đánh đổi bởi đôi mắt của thiên tài. Bên cạnh đó không ít người cũng cho rằng đây chỉ là một truyền thuyết.
Cho đến năm 2011 nhà thờ đã tròn 450 tuổi. Trong suốt năm này tại đây đã diễn ra các buổi lễ kỷ niệm long trọng, vào những ngày tưởng niệm nhà thở mở cửa cho phép người dân vào thăm bên trong kể cả những khu vực trước đây không tới được.