Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy | |
Bắt thanh niên làm 'bạn gái nhí' có thai rồi bỏ trốn |
Theo bác sỹ, hiện nay khi tỷ lệ người mắc các bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng trẻ hóa. Những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng về gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm.
Cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mãn tính, thừa cân béo phì... Các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm.
“Trong thời gian 6 năm, tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh phổ thông TP.HCM tăng 2 lần, từ 21,9% năm 2009 lên 41.4% năm 2014. Trẻ em tuổi tiểu học bị thừa cân béo phì cao nhất lên đến 51,8%. Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tuy bị thừa cân béo phì ít hơn nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước” bác sỹ Diệp cho biết.
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ về những tác hại không ngờ từ nước ngọt có ga đối với trẻ em |
Thừa cân béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu với sức khỏe như gây tổn thương xương khớp, rối loạn mỡ máu, dậy thì sớm, tăng nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tự ti, mặc cảm... Nguyên nhân thừa cân béo phì ở trẻ em hầu hết do chế độ dinh dưỡng dư thừa năng lượng, tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, nước có ga, thức ăn nhanh và ít hoạt động thể lực.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn sự gia tăng thừa cân béo phì ở trẻ. Do đó theo bác sỹ Diệp, chỉ thi 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới rất thiết thực và phù hợp đối với nước ta. Trước đó đã có nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Úc…đều có quy định hạn chế bán nước ngọt, nước có ga trong trường học vì góp phần xây dựng hành vi dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và gián tiếp kiểm soát và phòng ngừa tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
Nước giải khát có ga (còn gọi là nước ngọt có ga hay nước ngọt) là một loại thức uống thường chứa Carbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt và thường có thêm hương liệu. Nếu có thói quen uống từ 2 lon nước ngọt có ga trở lên mỗi ngày khiến chúng ta có cảm giác thèm đường nhiều hơn, bởi vì vị ngọt kích thích đến các hệ thống trong não, làm tăng tần suất sử dụng đường.
Khí Carbon dioxide trong nước ngọt có ga đóng vai trò như một loại axit giúp tăng cường phản ứng của cơ thể với đường, tạo ra cảm giác thèm ăn. Điều này có thể giải thích lý do tại sao nhiều người nghiện nước có ga đặc biệt là trẻ em. “Thông thường khi trẻ uống nước ngọt có ga sẽ kích thích vị giác thèm ăn, trẻ ăn ngon miệng, ăn nhiều dẫn tới thừa cân béo phì” BS Diệp cho biết.
Trẻ em có thành dạ dày rất mỏng và dễ bị tổn thương, khí ga và axit trong nước ngọt có ga sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các rối loạn hệ tiêu hóa. Các đồ uống có hàm lượng đường cao có thể gây hại lớp niêm mạc của dạ dày và ruột ở trẻ. Các chất ngọt khiến dạ dày trẻ khó hấp thụ, gây rối loạn tiêu hóa.
Nước ngọt có ga có chứa trung bình từ 36g – 63g đường |
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết thêm nước ngọt có ga cung cấp năng lượng rỗng, chỉ chưa đường không chứa chất dinh dưỡng nên nếu sử dụng nhiều có thể gây mất cân bằng về dinh dưỡng..
Theo BS Diệp cho biết thêm các nghiên cứu của BV Nội tiết Trung ương và Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy trẻ nam bị thừa cân, béo phì nhiều hơn trẻ nữ. HS tiểu học bị thừa cân béo phì nhiều nhất. Kế đến là HS bậc THCS và THPT. “Điều đáng nói thừa cân béo phì đang gia tăng với cấp độ chóng mặt. Đã có 15% trẻ em bị tăng huyết áp và có liên quan với thừa cân béo phì. Theo các ghi nhận của BV Nội tiết Trung ương cho thấy không ít trường hợp trẻ em đã bị đái tháo đường tuýp 2”
Thành phần của một lon nước ngọt có ga có chứa trung bình từ 36g – 63g đường. Các loại nước ngọt có ga đều chứa rất nhiều đường tinh luyện, loại đường này được hấp thu rất nhanh vào cơ thể, nó không chuyển hóa thành năng lượng mà dẫn đến việc tích tụ mỡ. Chính vì thế nó là một trong những tác nhân gây béo phì nếu hàng ngày sử dụng một lượng đồ uống có ga vượt qua mức cho phép. Bệnh béo phì cũng là nguy cơ dẫn tới bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch sau này.
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp chia sẻ cách để cha mẹ tạo cho trẻ một thói quen tốt, nói không với các loại nước ngọt có ga: “Phụ huynh có con nhỏ nên bắt đầu tạo thói quen từ chính bản thân mình. Không sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga và chắc chắn các con học theo mình. Không tích trữ các loại nước như trên ở nhà vì hầu hết trẻ sẽ quên những lời căn dặn của bố mẹ và sử dụng. Khuyến khích trẻ uống các loại nước có lợi cho sức khỏe như nước ép trái cây, sữa, các loại nước có nguồn gốc từ thiên nhiên. Đây là việc nên phối hợp giữ nhà trường và phụ huynh tạo thói quen giúp trẻ nói không với nước ngọt có ga”.
Nước ngọt có ga vẫn bán đầy trường học
Có mặt tại căn tin một số trường học vào giờ ăn sáng ngày 27.12, chúng tôi nhận thấy các loại nước ngọt có ga ... |