Nhập viện tâm thần vì nghiện mạng xã hội

Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, không nên cấm học sinh dùng điện thoại nhưng cần có hướng dẫn để học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Đặc biệt, cần sớm có khảo sát đánh giá tình trạng học sinh sử dụng mạng xã hội để đưa ra các giải pháp, ngăn chặn học sinh không lạm dụng mạng xã hội như hiện nay.
nhap vien tam than vi nghien mang xa hoi
Với chiếc điện thoại thông minh, học sinh chỉ biết cắm cúi lướt mạng xã hội, lơ là học tập, sống ảo và không ít bạn đã bị mắc chứng trầm cảm nặng. (Ảnh:Như Ý)

Nhà trường nên đi trước một bước

Nguyễn Thị Thùy Dương năm nay học lớp 11 ở Hà Nội. Năm ngoái, Dương được cha mẹ cho dùng điện thoại thông minh để phục vụ học hành. Từ khi có điện thoại Dương dành nhiều thời gian để lướt Facebook hơn. Trung bình mỗi ngày Dương mất khoảng 2 đến 2,5 giờ cho Facebook. Ban đầu là những trao đổi với bạn bè về lịch học, bài tập. Sau đó, Dương sử dụng Facebook chủ yếu để buôn chuyện, tìm hiểu mua sắm hay bình luận qua lại với bạn bè hoặc chụp ảnh tự sướng, lơ là dần chuyện học hành. Dương lướt Facebook bất cứ khi nào rảnh, trước khi đi ngủ Dương cũng cố xem qua một lượt tài khoản Facebook của mình.

N.V.T., một nam sinh cấp 3 thừa nhận, cậu nhanh chóng bị nghiện Facebook. Bất cứ thời gian nào trống, việc đầu tiên T. làm như một phản xạ tự nhiên là ấn nút home và lướt Facebook để cập nhật tình hình. Nhiều đêm, để tránh bị bố mẹ mắng, cậu giả vờ tắt điện đi ngủ nhưng trùm chăn lướt mạng xã hội đến 3 giờ sáng. “Nếu thấy buồn chán, chỉ cần quăng lên tường một status là được cả thế giới biết đến và mình sống trong thế giới đó. Vài ngày không cần nói chuyện với ai cũng không còn cảm thấy cô đơn”, T. nói và thừa nhận, khi còn là học sinh lớp 10, T. và nhóm bạn nam cùng nhau xem clip sex và lập nhóm kín để chia sẻ những clip cho nhau. Những việc này được thực hiện ngay cả khi ngồi trên lớp hay trong giờ học bài ở nhà mà không bị giáo viên hay bố mẹ phát hiện.

Bà Lê Mai Anh, Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) thừa nhận, tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động, đặc biệt điện thoại thông minh ở thành phố như Hà Nội là rất phổ biến. Tuy nhiên, trong gia đình và xã hội, dường như chưa có ai hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại như thế nào cho hiệu quả. Bà Mai Anh cho rằng, nhà trường nên đi trước một bước để ngăn chặn việc học sinh sa đà theo chiều hướng tiêu cực.

Cũng theo bà Mai Anh, ở trường Chu Văn An hiện chưa có quy định đầy đủ nhưng trong các giờ học, nhà trường yêu cầu học sinh để chế độ rung, tắt nguồn, hoặc để điện thoại ở một khu vực riêng. Các nội dung trên mạng hiện nay khó kiểm soát, vì vậy khi thả lỏng học sinh, các em dễ bị sa đà vào một vấn đề nào đó. Trong khi, ở độ tuổi học sinh các em chưa đủ bản lĩnh để tiếp thu hay từ chối thông tin bày ra trước mắt. “Gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng. Tốt nhất, khi đến trường, học sinh không mang theo điện thoại, bởi cha mẹ muốn liên hệ đã có một hệ thống của trường học. Khi không có điện thoại, các em có thể xuống sân trường tham gia hoạt động thể chất tốt hơn”, bà Mai Anh nói.

Khó quản lý học sinh dùng điện thoại thông minh

Trước đây, khi trào lưu Facebook bắt đầu rầm rộ, trường THPT Lương Thế Vinh ra quy định cho học sinh không vi phạm những điều cấm kỵ khi sử dụng Facebook. Cụ thể, tuyệt đối không nói tục, chửi bậy; không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai; like status khi đã đọc kỹ nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm…

Khi đưa ra những quy định trên, trường THPT Lương Thế Vinh đã nhận được những phản ứng trái chiều, trong đó nhiều phụ huynh đồng tình, ủng hộ và coi đây là một giải pháp để học sinh cẩn trọng khi dùng mạng xã hội.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, việc quản lý học sinh dùng điện thoại hiện nay là rất khó. Trước hết từng gia đình phải lo, bố mẹ phải hết sức chú ý đến con cái, có thể quy định chỉ cho con dùng bao nhiêu thời gian/ngày, cụ thể vào giờ nào. “Riêng nhà trường, trong giờ học phải ra quy định cấm tuyệt đối việc học sinh sử dụng điện thoại di động. Ngoài giáo viên dạy học, còn có giám thị giám sát, học sinh nào vi phạm lập tức bị tịch thu”, thầy Lâm nói.

Theo quan sát của TS Tùng Lâm, đa số học sinh đến trường hiện nay đều được trang bị điện thoại di động. Công nghệ phát triển, học sinh sử dụng Facebook như một phương tiện giao tiếp nhưng cũng phải siết quy chế để không có điều đáng tiếc xảy ra. Hiện trường THPT Đinh Tiên Hoàng yêu cầu học sinh không được dùng lời lẽ xúc phạm, miệt thị nhau trên mạng xã hội gây tổn thương cho người khác. Các nhóm học sinh sẽ giám sát lẫn nhau, khi phát hiện sự việc phải lập tức báo cáo giáo viên chủ nhiệm xử lý. Khi đó, giáo viên đóng vai làm trọng tài phân xử.

Theo thầy Lâm, trong bất kỳ vấn đề nào, cha mẹ, thầy cô phải phát hiện sớm, đừng để con tới mức nghiện ngập sẽ rất khó kéo con về. Điều này, buộc cha mẹ phải nhận thức và làm gương. “Khi về nhà, có những gia đình ăn cơm tối xong, thay vì trò chuyện, hỏi han con cái thì cha mẹ cũng mỗi người cầm một điện thoại lướt web. Khi phát hiện con bị nghiện, bị phụ thuộc, không làm chủ được cuộc sống nữa thì quay ra ngăn cấm, đánh mắng là sai phương pháp”, thầy Lâm nêu quan điểm.

Bà Mai Anh cũng cho rằng, không nên dùng từ “cấm” đối với học sinh, bởi “cấm” đối với trẻ chính là thách thức. Nếu giao cho đứa trẻ điện thoại thì phụ huynh, giáo viên phải hướng dẫn các em cách sử dụng. Đặc biệt, điện thoại kết nối Internet hiện nay là kho tri thức để học sinh giải quyết nhiều vấn đề liên quan học tập nên sử dụng hợp lý sẽ rất hữu ích. “Tất cả những vấn đề Việt Nam đối mặt hiện nay thế giới đã có nhiều nước trải qua. Vì vậy, cần có bảng câu hỏi tỉ mẩn khảo sát, đánh giá thực trạng, có thể học tập phương pháp giải quyết vấn đề của các nước đi trước”, bà Mai Anh đề xuất.

TS Nguyễn Tùng Lâm cảnh báo, nghiện Facebook sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Sau đó hình thành cho đứa trẻ một thói quen xấu, ít giao tiếp với đời sống thực. Vì vậy, cha mẹ cần kéo con tham gia vào các hoạt động tích cực.
nhap vien tam than vi nghien mang xa hoi Nghiện mạng xã hội, mẹ 9x quên ăn, không cho con bú
nhap vien tam than vi nghien mang xa hoi Người nghiện Facebook ùn ùn nhập viện tâm thần
nhap vien tam than vi nghien mang xa hoi Ngăn ngừa chứng 'nghiện Facebook' ở con trẻ
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.