Nhật kí cùng con trị bệnh Kawasaki của bà mẹ Hà Nội

Con chị Trần Dung (Hà Nội) mắc căn bệnh lạ hiếm gặp Kawasaki.
 

Ngày 27/06, tại Cửa Lò, con chị Trần Dung – hơn 12 tháng tuổi bắt đầu sốt cao vào ban đêm, phải uống hạ sốt 1 lần. Chị Dung lúc đó nghĩ đơn giản do thay đổi môi trường nên con ốm.

Ngày 28/06, 13h con lại tiếp tục sốt cao và phải uống hạ sốt trước khi lên tàu về Hà Nội. Tàu chậm 2 tiếng so với dự kiến. Hết thuốc, con chị Dung tiếp tục sốt. Chị Dung phát hiện dưới góc hàm trái của con bị sưng. Xuống tàu, chị bắt xe cho con vào cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.

nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi
Con chị Dung hiện hơn 12 tháng tuổi.

22h30 cùng ngày, con chị sốt 39,2 độ. Bác sỹ chẩn đoán con chị sốt do viêm hạch góc hàm T (đã siêu âm tuyến nước bọt). Bác sỹ sau đó kê kháng sinh uống 5 ngày.

Ngày 29/06, 5h sáng con chị Dung tiếp tục sốt cao, phải dùng hạ sốt. Hạch tấy đỏ, sưng to. Con quấy, bỏ ăn.

12h30 con chị Dung tiếp tục sốt cao 39.6 độ.

17h, chị Dung sốt ruột nên cho con đi khám tư, lấy máu xét nghiệm. Bác sỹ nói hạch con bị áp-xe, CRP 9.9 nhưng bạch cầu không tăng cao. Bác sĩ khuyên nên cho con vào viện.

19h con chị tiếp tục sốt trên 39 độ.

Ngày 30/06, 1h sáng, con tiếp tục sốt trên 39 độ. Đến 6h30, sốt 40 độ. Sau khi dỗ cho con ăn, hai vợ chồng chị Dung đưa con tới khám tại bệnh viện Bạch Mai. Bác sỹ yêu cầu cho con nhập viện. 11h30, sốt 40 độ, góc hàm tấy đỏ, con mệt và phải tiêm 1 mũi Cephazoline và một mũi kháng sinh. 17h, con lại sốt trên 39 độ.

Từ ngày 01/07 - 03/07, con chị Dung vẫn sốt cao, cữ khoảng 5-6h lại sốt lại 1 lần. Con chị mệt lả đi, bỏ ăn, chỉ bú mẹ và uống nước lọc. Mắt con bắt đầu đỏ như viêm kết mạc, môi khô, nứt chảy máu, lưỡi đỏ, lòng bàn tay bàn chân và đầu gối phát ban.

nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi
Con chị Dung được chẩn đoán mắc bênh Kawasaki với triệu chứng nổi ban khắp người, sốt cao liên tục, mắt đỏ, môi khô, lưỡi đỏ, người mệt lả.
nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi

Sang đến ngày 4/7, sau khi thăm khám, các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai thông báo với chị Dung rằng con chị mắc căn bệnh lạ và hiếm. Ngày 05/07/2018, sau khi hội chẩn, các bác sĩ khẳng định con chị Dung bị kawasaki. Đến chiều con chị Dung được chỉ định truyền 6 ống Pentaglubin trong 12 giờ liên tục. Bác sỹ dặn chị phải chú ý nhiệt độ cơ thể con.

Con chị Dung sau đó vẫn sốt nhưng không cao nữa. Con mệt, chỉ muốn nằm, vẫn bỏ ăn.

Đến ngày 6/07, con chị Dung chính thức hết sốt, nhưng vẫn mệt. Sang ngày 7/7, con đỡ hơn, tự ngồi dậy được, đòi ăn nhưng ăn được ít. Tuy nhiên người bé vẫn nổi phát ban. Đến ngày 9/7, phát ban lặn dần và con được ra viện. Sau khi ra viện, con chị Dung được chỉ định uống Aspirin 7 tuần, tái khám và siêu âm tim thường xuyên.

Bác sĩ tại đây cho biết Kawasaki là căn bệnh hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh 1/10.000 trẻ. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như giãn động mạch vành, vôi hoá van tim, suy tim, mạch nhanh, đông máu.

Nếu phát hiện trong khoảng 1-10 ngày thì ít gặp biến chứng. Đây cũng là khoảng thời gian bệnh nhân có các triệu chứng rõ ràng. Từ ngày 11-14, các triệu chứng giảm và biến chứng vào tim. Nếu bố mẹ chủ quan sẽ rất dễ nhầm lẫn với sốt phát ban hoặc sốt virus. Từ ngày 14 trở đi biến chứng nặng và có thể tử vong.

Triệu chứng mắc bệnh Kawasaki của con chị Dung:

1. Sốt cao liên tục trên 5 ngày

2. Nổi hạch cổ

3. Mắt đỏ như viêm kết mạc

4. Môi, lưỡi khô đỏ tía

5. Phát ban lòng bàn tay bàn chân, có thể bong da đầu ngón tay chân

6. Bong da hậu môn

Diễn biến bệnh:

Ngày 1-10, sốt cao liên tục không dứt, kèm các biểu hiện trên.

Từ ngày 10 trở đi giảm sốt, các biểu hiện trên giảm, biến chứng vào tim .

Điều trị:

1. Truyền Grammaglubin hoặc Pentaglubin

2. Uống Aspirin

Trên Dân trí, bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, Kawasaki là căn bệnh gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là những trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn cả. Tỷ lệ tử vong do bệnh này chiếm khoảng 0,1-1%. Bệnh này do một bác sĩ người Nhật tên là Tomisaku Kawasaki tìm ra vào năm 1967. Tuy nhiên cho đến nay y tế thế giới vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh do đó việc điều trị của các bác sĩ chỉ dựa trên những biểu hiện của loại bệnh này.

Bệnh khởi phát cấp tính, với những triệu chứng: sốt cao kéo dài; phát ban đỏ khắp cơ thể; hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ; bong rộp ở miệng; bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ; có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa; trẻ có thể bị đau bụng; vàng da; túi mật to; gan to...

Bác sĩ Minh Phúc khuyến cáo: “Khi thấy con mình có những triệu chứng nói trên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Vì nếu được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh thì mới có thể ngừa được các biến chứng có thể xảy ra ở tim. Để kéo dài hơn thời gian nói trên thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống”.

XEM THÊM

nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi Trẻ mắc bệnh Kawasaki có biến chứng nặng gia tăng

Kawasaki, nhiều người vẫn chưa biết đây là tên của một căn bệnh, thế nhưng thời gian gần đây trẻ mắc bệnh này nhiều hơn ...

nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi Kawasaki là bệnh gì và gây biến chứng nguy hiểm như thế nào với trẻ em?

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa rìm ra nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ em. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu trên khắp ...

nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi Người mẹ cứu sống con gái nhờ bản năng mách bảo

Bản năng của một người mẹ khiến Tiffany Staveley, 26 tuổi, đến từ thành phố Leeds, Anh đã cứu sống con gái 5 tháng tuổi ...

nhat ki cung con tri benh kawasaki cua ba me ha noi Trẻ mắc bệnh Kawasaki: Nguy cơ viêm màng não, viêm cơ tim

Một đứa trẻ mắc bệnh Kawasaki có biểu hiện sốt, da nổi đỏ nhưng không có mủ. Nếu không được phát hiện kịp thời, trẻ ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.