Nhiều điểm mới trong phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng

Bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm sẽ phải hầu tòa và tại phiên tòa này có rất nhiều điểm mới trong lịch sử tố tụng tại Việt Nam.

Theo dự kiến ngày 8/1/2018, TAND TP Hà Nội sẽ đưa bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 thuộc cấp ra xét xử với hai tội danh trên. Dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong khoảng 14 ngày liên tiếp.

22 bị cáo hầu tòa

Thành phần HĐXX gồm 5 người do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa. Ba kiểm sát viên là Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (kiểm sát viên cao cấp) sẽ là những người thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa. Ngoài ra, VKSND TP Hà Nội còn bố trí 2 kiểm sát viên dự khuyết.

Trước đó, cơ quan tố tụng ban hành cáo trạng buộc tội ông Đinh La Thăng cùng 21 thuộc cấp về 2 tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Theo đó, 12 bị can bị đề nghị truy tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm:

1. Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng Thành viên) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương;

2. Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Tổng giám đốc;

3. Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC;

4. Trần Văn Nguyên - Kế toán trưởng ban Quản lý dự án (QLDA) Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN.

5. Lê Đình Mậu - nguyên Phó trưởng Ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN;

6. Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC;

7. Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2;

8. Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng PVN;

9. Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN;

10. Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN;

11. Phùng Đình Thực - nguyên Tổng giám đốc PVN;

12. Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng giám đốc PVN

8 bị can bị đề nghị truy tố tội “tham ô tài sản” gồm:

1. Lương Văn Hòa -nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch;

2. Nguyễn Lý Hải, nguyên trưởng Phòng Kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch;

3. Lê Xuân Khánh, Trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch;

4. Nguyễn Thành Quỳnh, Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng;

5. Lê Thị Anh Hoa - Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa;

6. Bùi Mạnh Hiển - Giám đốc PVC;

7. Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó tổng giám đốc PVC;

8. Nguyễn Đức Hưng - nguyên trưởng phòng Tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.

Riêng hai bị can Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội danh trên.

nhieu diem moi trong phien toa xet xu bi cao dinh la thang
Bị cáo Đinh La Thăng sẽ hầu tòa cùng 21 đồng phạm.

Nhiều điểm mới

Trao đổi với cơ quan báo chí, thẩm phán Trương Việt Toàn – Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP Hà Nội cho biết, phiên xử bị cáo Đinh La Thăng là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.

Về mặt nội dung, theo Thẩm phán Toàn thì điểm mới so với BLTTHS năm 2015 là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng.

“Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo” – thẩm phán Trương Việt Toàn nói.

Thẩm phán Trương Việt Toàn cũng khẳng định: “HĐXX trong vụ án sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật”.

Về hình thức xét xử, thẩm phán Toàn cho biết, phòng xử có nhiều điểm mới theo luật định, như không có vành móng ngựa, đại diện VKSND ngồi đối diện với luật sư...

Bị cáo Đinh La Thăng (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960) nguyên là một chính khách Việt Nam, tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán. Bị cáo Đinh La Thăng từng nắm giữ các chức vụ:

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XI (2002-2007) tỉnh Gia Lai, khóa XIII (2011-2016) tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (nhiệm kì 2016-2021), thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa (đang bị đình chỉ), dù trước đó ông trúng cử ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà (2001-2003)

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008)

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011)

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2011-2016)

Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, Đinh La Thăng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016-2017).

Ngày 7 tháng 5 năm 2017 Đinh La Thăng bị thi hành kỷ luật và thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII kiêm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được điều động giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ngày 8 tháng 12 năm 2017, Đinh La Thăng bị thôi chức đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố, tạm giam và chuẩn bị đưa ra xét xử tại TAND TP Hà Nội do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.