Nhiều 'ông lớn' BĐS bị Hà Nội bêu tên vì 'ôm' đất rồi bỏ hoang

Hàng loạt "ông lớn" trong lĩnh vực BDS vừa được HĐND TP. Hà Nội nêu tên do chậm triển khai dự án, bỏ hoang đất trong nhiều năm.
nhieu ong lon bds bi ha noi beu ten vi om dat roi bo hoang
Một dự án bỏ hoang từ nhiều năm nay tại huyện Hoài Đức

"Xí phần" nhận đất rồi bỏ hoang

Ngày 13/8, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.

Tại phiên họp giải trình, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận trên địa bàn còn nhiều dự án chậm triển khai, đất đai để bỏ hoang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ngoài ra, việc bỏ hoang đất đai, chậm triển khai dự án gây lãng phí nguồn lực của thủ đô.

Trong phần báo cáo giám sát, HĐND TP. Hà Nội chỉ ra nhiều dự án chậm triển khai trong nhiều năm, của nhiều chủ đầu tư (CĐT) lớn, với diện tích đất hàng nghìn ha.

Theo báo cáo, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, trong đó có 76 dự án chậm triển khai từ 5-10 năm. Tuy nhiên, đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội cho rằng con số 161 là chưa đủ và dẫn ra số liệu có tới 283 dự án chậm triển khai.

HĐND TP. Hà Nội cho rằng nhiều CĐT "xí phần" nhận đất nhưng chậm triển khai, khiến dân sống trong tình cảnh dở dang trong cuộc sống. Trong đó, không ít dự án chậm triển khai hơn 10 năm được HĐND TP. Hà Nội nêu tên.

Cụ thể, Khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm tới 14 năm. Dự án khu đô thị Cổ Nhuế rộng 17,6 ha tại phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) cũng đã bỏ hoang 12 năm.

Khu đô thị mới Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) của Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) rộng 20 ha, và Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm.

Một loạt dự án chậm 10 năm như Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) rộng 23,4 ha, Dự án khu đô thị AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của Công ty CP Bất động sản AIC rộng tới 94 ha; Khu đô thị Mai Linh tại xã Song Phương và Tiên Yên, diện tích 139 ha.

Theo HĐND TP. Hà Nội, nhiều dự án trên đã giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chỉ là bãi chăn thả bò, để hoang hóa nhiều năm nay.

Không chấp thuận dự án mới với CĐT chưa khắc phục vi phạm

Nói về các nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án chậm tiến độ, thậm chí là vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết gồm những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nhiều dự án chậm GPMB do thay đổi chính sách đất đai. Bên cạnh đó, một số CĐT chậm, không quyết liệt chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành để tháo gỡ các chính sách GPMB, tập trung nguồn lực, thời gian GPMB các dự án.

Thứ hai, do giai đoạn 2012-20215, thị trường BĐS trầm lắng là nguyên nhân để các CĐT tập trung vốn, thị trường trầm lắng nên khó kêu gọi đầu tư cũng như giải ngân để ngân hàng cho vay.

Thứ ba, về quy hoạch, sau khi sáp nhập Thủ đô, Chính phủ chỉ đạo TP lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Chính phủ phê duyệt, sau đó triển khai quy hoạch này thì TP tổ chức lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu. Thứ tư, liên quan đến Luật đê điều quy định không xây dựng nhà cao tầng trong khu nội đô cũng một phần ảnh hưởng đến các dự án đã đầu tư trước đây.

"Nguyên nhân chủ quan là do các dự án trên địa bàn, sau khi được phê duyệt giao đất, các ban ngành một số nơi chưa phối hợp hậu kiểm chặt chẽ và chưa quyết liệt xử lý", Giám đốc Sở TN&MT nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, đối với những đơn vị đã xử lý vi phạm và có kết luận của thanh tra, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ TN&MT.

“Đây là căn cứ để xem xét giao đất chấp thuận dự án đối với các dự án tiếp theo. Vì thế, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, thì Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận dự án mới” – ông Đông nói.

Xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án chưa đủ sức răn đe

Tại phiên họp giải trình, ĐB Duy Hoàng Dương (tổ ĐB Hoài Đức) chất vấn cho rằng, mức xử phạt hiện nay với các dự án chậm tiến độ chưa đủ sức răn đe? Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, theo Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án, là mức cao nhất.

Quả thực với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này chưa đủ sức răn đe. Nên tới đây sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định để báo cáo UBND TP, HĐND TP để nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi.

nhieu ong lon bds bi ha noi beu ten vi om dat roi bo hoang Cỏ dại phủ kín ở hai dự án nghìn tỷ trên 'đất vàng' Quy Nhơn

Nhiều dự án khu phức hợp khách sạn, thương mại, khách sạn cao cấp nằm trên khu "đất vàng" chậm tiến độ kéo dài để ...

nhieu ong lon bds bi ha noi beu ten vi om dat roi bo hoang Cận cảnh các dự án BT đổi lấy 'đất vàng' tại Nha Trang

Nhiều dự án BT tại Khánh Hòa được hoàn vốn bằng các khu "đất vàng" tại trung tâm TP Nha Trang khiến dư luận quan ...

nhieu ong lon bds bi ha noi beu ten vi om dat roi bo hoang Vụ bí ẩn 26 lô đất cấp cho cán bộ: Em trai chủ tịch huyện được ưu ái?

Không chỉ được ưu ái cấp đất vượt hạn mức, ông Trần Văn Mai, em trai của Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) ...

nhieu ong lon bds bi ha noi beu ten vi om dat roi bo hoang Khánh Hòa dùng ‘đất vàng’ làm bãi xe công

Lãnh đạo Sở Giao thông Vân tải Khánh Hòa cho biết, phương tiện xe ô tô tăng nhanh trong thời gian qua nên việc quy ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.