Nhờ chạy việc ”tiền mất tật mang”

Đối tượng nhận có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo các cấp ngành, sau đó lân la làm quen rồi đứng ra nhận tiền và hứa xin việc rồi chiếm đoạt tiền

Đó là thủ đoạn không hề mới của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng gần đây vẫn có rất nhiều người trở thành nạn nhân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau hơn nửa năm trời chờ đợi, thậm chí cho đến cả khi đối tượng bị bắt giữ, bà Doãn Thị Hòa ở thôn 2, xã An Bình, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn chưa thể tin rằng số tiền hơn 100 triệu đồng vay mượn họ hàng và tích cóp hàng chục năm trời đã gần như mất trắng. Bà Hòa nói: “Khi giao tiền người ta hứa hẹn trong vòng 3 tháng nếu không xin được việc cho con nhà em thì hoàn trả lại số tiền, mà hứa xin được việc 100%”.

nho chay viec tien mat tat mang
Ông Trần Văn Hải sau khi giao tiền, chờ mãi vẫn không xin được việc cho con.

Tương tự như hoàn cảnh của bà Hòa, cũng chỉ vì nóng lòng xin việc cho đứa con trai vừa mới tốt nghiệp ra trường nên bất chấp mọi người ngăn cản, ông Trần Văn Hải ở thôn 10, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã đem số tiền hơn 100 triệu đồng vay lãi giao cho một đối tượng không hề quen biết. Việc làm đâu chẳng thấy, giờ hàng tháng chỉ thấy các chủ nợ thi nhau thúc giục gia đình trả tiền lãi: “Qua trao đổi điện thoại chị ấy hứa hẹn và nói khéo lắm, nói là xin được việc ở đây, xin được gần huyện Văn Yên cho. Qua một thời gian tôi đưa tiền cho thì cứ hứa đi hứa lại là xin được, nhưng vẫn cứ không xin được…”., ông Hải bức xúc chia sẻ.

Tự nhận là người có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo các sở, ban, ngành, sau đó lân la làm quen rồi đứng ra nhận tiền và hứa xin việc cho mọi người, rồi chiếm đoạt luôn số tiền là thủ đoạn không hề mới của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên gần đây lại đang có chiều hướng gia tăng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Điển hình như vụ đối tượng Hà Thị Mỹ Huyền, sinh năm 1974, thường trú tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái đã lừa đảo chót lọt 5 trường hợp với số tiền lên đến gần 700 triệu đồng.Cũng với thủ đoạn tương tự, đối tượng Nguyễn Ngọc Tú, sinh năm 1986, trú tại thôn Cao 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã lừa đảo và chiếm đoạt thành công số tiền hàng trăm triệu đồng của các bị hại.Đối tượng Hà Thị Mỹ Huyền khai nhận: “Do mở cửa hàng làm ăn không tính toán được, thua lỗ cần tiến trả nợ nên nghĩ ra hình thức như vậy. Tôi cũng nói là tôi có khả năng xin được việc như thế. Thực ra tôi công tác trong ngành giáo dục nhưng chỉ là nhân viên thôi không có chức năng gì trong việc xin được việc hay tuyển biên chế…”.

nho chay viec tien mat tat mang
Đối tượng Hà Thị Mỹ Huyền tại cơ quan công an.

Trong vài năm trở lại đây, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành bắt giữ và khởi tố hàng chục đối tượng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tuy không trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người dân, nhưng lại đang gây ra những hệ lụy khôn lường, làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Trung tá Trần Minh Tâm – Đội trưởng Đội hướng dẫn điều tra án, phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Yên Bái cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu của các bị hại, các đối tượng đã lừa những người dân nhẹ dạ ở các vùng nông thôn. Khi tiếp xúc với các bị hại các đối tượng tỏ ra rất tự tin nói rằng sẽ xin được việc sau một thời gian. Khi đã chiếm đoạt được số tiền các đối tượng quay ra nói rằng chờ thêm thời gian nữa… Qua việc này thì cũng cảnh báo người dân là việc xin việc mất tiền chỉ là lí do và chiêu trò của các đối tượng lừa đảo…”.

Lợi dụng nhu cầu tìm việc làm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người trở thành nạn nhân do nhẹ dạ, cả tin. Bên cạnh đó, càng ngày càng nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm, nên chiêu thức lừa đảo này trở thành miếng mồi béo bở để tội phạm lợi dụng. Bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sẽ không có cách nào phòng chống hiệu quả loại tội phạm này hơn việc người dân tự nâng cao cảnh giác, tỉnh táo hơn trước cách mánh khóe của các đối tượng xấu, tránh rơi vào cạm bẫy của những kẻ lừa đảo./.

nho chay viec tien mat tat mang Huyện có 500 giáo viên với nguy cơ thất nghiệp: Tiếp tục lộ đường dây chạy việc

Tại Krông Pắk - huyện có 500 giáo viên "dôi dư" đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, gần đây, lại tiếp tục có giáo ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.