'Khoe quen biết, có thể xin vào học và làm việc trong ngành công an' - chiêu thức phổ biến để lừa đảo

Lợi dụng nhu cầu và lòng tin của người dân về "chạy trường, chạy việc", nhiều nhóm người, trong đó có các cán bộ, lãnh đạo đã đưa ra thông tin gian dối để chiếm đoạt tiền.

Nắm bắt nhu cầu thực tế để lừa đảo

khoe quen biet co the xin vao hoc va lam viec trong nganh cong an mot chieu thuc pho bien de lua dao
Bị cáo Y Tuyến tại phiên tòa (Ảnh: Trang Anh)

Ngày 12/10, VKSND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong đường dây lừa đảo “chạy trường, chạy việc” để chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, Trần Thị Hồng (SN 1955) và Nguyễn Thị Lý (SN 1953), trước đây vốn là cán bộ hưu trí sống tại xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) sử dụng thủ đoạn nắm bắt thực tế nhiều sinh viên ra trường nhưng không xin được việc. Bên cạnh đó là một số trường hợp muốn vào học trong các trường của ngành công an.

Do đó, Hồng và Lý đã đưa ra thông tin có mối quan hệ rộng, có khả năng xin đi làm, xin vào biên chế, xin vào học tại các trường công an…nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để thuận lợi cho việc thực hiện hành vi của mình, Hồng và Lý còn lôi kéo thêm Vũ Minh Đường (SN 1947), Lê Thị Lý (SN 1947), Lê Thị Kim Anh (SN 1961), Nguyễn Thị Ngọc Điệp (SN 1964), Đỗ Thị Đoàn (SN 1966), Lê Thị Tuyết (SN 1978) phần lớn cũng là cán bộ đã nghỉ công tác.

Không những thế, để lấy được lòng tin của các bị hại Hồng đã làm giả các quyết định trúng tuyển, giấy báo nhập học… có đóng dấu của các trường.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, nhóm người trên đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 15 tỉ đồng của nhiều người nhẹ dạ cả tin.

Cụ thể, Hồng chiếm đoạt hơn 4,5 tỉ đồng, Nguyễn Thị Lý chiếm đoạt hơn 4,7 tỉ đồng, Lê Thị Lý chiếm đoạt hơn 3,9 tỉ đồng, Đường chiếm đoạt 777 triệu đồng, Kim Anh chiếm đoạt 899 triệu đồng, Điệp chiếm đoạt 240 triệu đồng, Tuyết chiếm đoạt 170 triệu đồng và Đoàn chiếm đoạt 110 triệu đồng.

Mất tiền vì tin vào các cán bộ

Trước đó, ngày 30/8, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt bị cáo Y Tuyến Ksơr, nguyên Thượng tá - Phó trưởng phòng PC64 Công an tỉnh Đắk Lắk mức án tù Chung thân về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cũng bằng thủ đoạn tương tự, Y Tuyến nhận mình có khả năng xin được vào biên chế Công an, xin chuyển công tác từ đơn vị này qua đơn vị khác… để chiếm đoạt hơn 24 tỉ đồng của người dân trên nhiều địa bàn tỉnh.

Ông Lê Tài Dũng cho biết, thông qua 1 cán bộ trong ngành công an ông đã đưa cho Y Tuyến 424 triệu đồng để xin cho 2 người con vào làm việc trong ngành.

Cụ thể, lần đầu ông đưa cho Y Tuyến 300 triệu đồng để xin cho người con trai vừa đi nghĩa vụ về được vào làm việc trong ngành công an. Sau đó, ông lại tiếp tục đưa thêm 2 lần nữa với số tiền 124 triệu đồng để xin tiếp cho 1 người con vào làm việc trong ngành.

Tuy nhiên, ông Y Tuyến hứa hẹn 10-15 ngày sẽ có quyết định, nhưng đợi mãi không thấy nên gia đình đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.

Đặc biệt, vào cuối tháng 3/2018, Huỳnh Bê, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cũng bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận tiền “chạy” vào biên chế giáo viên.

Quá trình điều tra, bị can Huỳnh Bê khai nhận từ năm 2013 đến năm 2017, đã nhận tổng số tiền 890 triệu đồng để “chạy việc” cho 11 người. Trong đó, có 8 trường hợp “chạy” vào làm giáo viên trong biên chế, 3 trường hợp hứa nhận vào dạy hợp đồng tại trường do bị can làm hiệu trưởng, nhưng tất cả đều không xin được việc làm.

Ngoài ra, Công an huyện Krông Pắk còn nhận thêm 6 trường hợp tố cáo bị can Huỳnh Bê nhận hơn 1 tỷ đồng để chạy việc. Tuy nhiên, Huỳnh Bê khai nhận những trường hợp này chỉ là vay mượn bình thường, không liên quan đến vấn đề “chạy việc”.

Liên quan đến vấn đề trên, theo một vị lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các nhóm người lợi dụng nhu xin việc làm của người dân, trong khi chỉ tiêu tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước ít nên đưa thông tin gian dối quen biết nhiều lãnh đạo, có thể “chạy trường, chạy việc”.

Bên cạnh đó, việc quản lý in ấn, photocopy thiếu chặt chẽ, nhóm người lừa đảo tạo ra các loại giấy tờ, tài liệu, con dấu giả, tạo lòng tin cho người dân…

Ngoài ra, ở các khâu tuyển dụng tại các cơ quan chức năng còn thiếu rõ ràng, minh bạch…

“Người dân nếu có nhu cầu xin việc hãy đến trực tiếp cơ quan ban ngành để gặp người có thẩm quyền. Sau đó tìm hiểu và nộp hồ sơ tuyển dụng theo quy định. Tránh nộp hồ sơ và đưa tiền cho các nhóm người để “chạy trường, chạy việc”, vị lãnh đạo này khuyến cáo.

khoe quen biet co the xin vao hoc va lam viec trong nganh cong an mot chieu thuc pho bien de lua dao Tạm giam kẻ giết hàng xóm vì bị chê rồi ném xác xuống giếng phi tang

Cơ quan cảnh sát điều tra vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam hung thủ giết người hàng xóm ...

khoe quen biet co the xin vao hoc va lam viec trong nganh cong an mot chieu thuc pho bien de lua dao Việc tìm thấy thi thể nạn nhân có ý nghĩa như thế nào trong vụ chồng giết vợ ở Cao Bằng?

Lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, qua khám nghiệm hiện trường và nhận dạng thi thể thì phù hợp với chị Đặng ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.