Những câu chuyện cảm động của cô giáo xuôi lên vùng cao dạy học

Với sự nhiệt huyết của nghề, cô giáo Đinh Thị Hưng sẵn sàng lên vùng cao tỉnh Yên Bái để mang con chữ cho học sinh dân tộc thiểu số. 

Mới đây, Facebook Hưng Kòy chia sẻ câu chuyện về lớp học mầm non vùng cao ở tỉnh Yên Bái đang gây chú ý cộng đồng. Theo đó, lớp học do chị đảm nhiệm là học sinh toàn người H'Mông. Thời gian đầu chị gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy do bất đồng ngôn ngữ và hành trình đưa con chữ đến với các em rất vất vả vì đường lầy lội, trường học không có điện...

"Chào các bạn, không có việc gì làm nên lên đây kể chuyện "Lớp học song ngữ" của mình cho các bạn nghe. Học sinh của mình 100% dân tộc H'Mông và không biết nói tiếng phổ thông, à cả lớp biết nói từ "Nhớ". Cô nhắc gì kệ cô, miễn đằng sau có câu "Nhớ chưa" là cả lớp đồng thanh "Nhớ". Mình biết học sinh chẳng hiểu câu đó là gì đâu.

Thường các em thứ 6 không mang cơm ăn vì trưa cô giáo về. Tuần ấy nắng, đường dễ đi nên mình định dạy cả chiều thứ 6. Chiều thứ 5 nhắc học trò: "Mai cả lớp mang cơm đi nhớ chưa?". Cả lớp đồng thanh "Nhớ" và biết sao không? Hôm sau chẳng ai mang đi cả.

Đến tầm 9 giờ mình hỏi: "Sao lớp mình hôm nay không mang cơm?" thì nhao nhao lên: "Cô gió cú chi mùa máu, cô gió cú chi mùa máu".

Mới lên nên mình chả hiểu nói cái gì, nghĩ học sinh muốn đi vệ sinh nên gật đầu. Chỉ chờ có thế các em ùa ra cổng về như bầy ong vỡ tổ. Cô đứng mồm chỉ biết "ơ ơ" và chẳng còn ai để dạy nữa.

Cô bảo lấy vở tập tô thì học sinh cất ghế.

Cô bảo rải chiếu thì đi kê bàn.

Cô bảo đi lấy khăn thì đi thẳng ra cổng và cô cũng không biết định đi đâu.

Còn rất nhiều chuyện dở khóc, dở cười nữa.

Giờ là 18h41 phút, mình định đi ngủ.

Ở trên này có hôm mình ngủ từ lúc hơn 17h chiều. Trên này sương mù suốt, mùa đông tối đến rất sớm, điện không có chẳng biết làm gì.

Thanh xuân của mình đó, ở một nơi như thế này, nhiều lúc đi đường ngã xe cũng nghĩ hay là bỏ. Nhưng nhiều lúc vui vẻ lắm, có củ khoai, quả hồng rừng hay con chuột cũng đem cho, mặc dù sợ chứ nói gì đến ăn".

Đó là những dòng chia sẻ của cô giáo Đinh Thị Hưng (sinh năm 1994) đang dạy học ở trường mầm non tại Giằng Pằng, điểm lẻ gần như xa nhất của trường Mầm non Sùng Đô (xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, Yên Bái). Kèm theo đó là những hình ảnh con đường đất đến trường lầy lội, nhiều sương mù và mái trường lợp tôn, cùng với các em học sinh người H'Mông mặt mũi lấm lem.

nhung cau chuyen cam dong cua co giao xuoi len vung cao day hoc
Con đường đến trường dạy học của cô giáo Đinh Thị Hưng.
nhung cau chuyen cam dong cua co giao xuoi len vung cao day hoc
Lớp học nơi Hưng đang dạy học.
nhung cau chuyen cam dong cua co giao xuoi len vung cao day hoc
nhung cau chuyen cam dong cua co giao xuoi len vung cao day hoc
Lớp học toàn bộ là học sinh người H'Mông.

Bài viết trên đang nhận đường hàng nghìn lượt thích và chia sẻ. Dưới phần bình luận, nhiều người ngưỡng mộ và gửi lời chúc đến cô giáo trẻ. Facebook Vũ Đức Tiệp viết: "Bạn đang làm công việc rất ý nghĩa. Chúc bạn sức khoẻ, giữ được nhiệt huyết để giúp đỡ dạy bảo bọn trẻ".

Đồng quan điểm, Facebook Phan Tuyết tâm sự: "Phục chị. Cám ơn chị đã dũng cảm lên miền núi đem con chữ cho đời - điều mà ý nghĩ ấy chỉ nén trong đầu. Mong chị thật nhiều sức khỏe sống mãi với tâm huyết như thế. Cảm ơn chị lần nữa".

Còn Facebook Lê Quang nhắn nhủ: "Mong là bạn sẽ bám trụ được thật lâu và cố gắng làm sao để cho tụi nhỏ này thành người tốt của xã hội nhé. Nền tảng đạo đức của tụi nó, là những con người làm nhà giáo như Hưng đó. Những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên cả tụi nhỏ làm mình thấy cuộc đời này đẹp hơn, vui hơn".

nhung cau chuyen cam dong cua co giao xuoi len vung cao day hoc Học trò vùng cao tặng cô giáo hoa rừng, gạo, khoai ngày 20/11

Có em học sinh tặng thầy cô giáo những bó hoa rừng được gói bọc đơn giản, cân gạo nếp hay củ khoai, bắp ngô ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.