Một phút khám phá phong tục đón Tết Nguyên đán ở các nước châu Á |
Thời điểm chúc mừng
Điểm khác biệt đầu tiên giữa Tết ở hai nơi nói chung là thời điểm để chúc mừng. Các nước phương Tây thường coi ngày mùng 1 tháng 1 theo lịch dương là ngày bắt đầu một năm mới. Trong khi đó, các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam, thường dùng lịch âm, tức là năm mới sẽ bắt đầu muộn hơn, trong khoảng tháng 1 đến tháng 2, thậm chí ở Burma thường vào tháng 4.
Cả lịch dương và lịch âm đều được xây dựng dựa trên chu kì thiên văn: vòng quay của Trái Đất (một ngày), quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt Trời (một năm), và quỹ đạo Mặt Trăng quay quanh Trái Đất (một tháng). Các hệ thống lịch rất phức tạp bởi vì số ngày trong một tháng hay một năm không cố định. Lịch âm dựa trên việc theo dõi chu kì thiên văn, trong khi lịch dương chia thành các tập hợp ngày gần giống chu kì thiên văn.
Lịch âm dựa vào chu kì Mặt Trăng quanh Trái Đất (Ảnh: Astrocal) |
Mọi người làm gì trong những ngày này
Để chúc mừng năm mới, có những hoạt động thông thường mọi người hay làm như là bắn pháo hoa, chúc nhau những lời tốt đẹp hay trang trí nhà cửa,… Bên cạnh đó, có những lễ nghi khác nhau giữa người phương Tây và người phương Đông tạo thành tập tục.
Mọi người thường lì xì cho trẻ em và người già để chúc may mắn (Ảnh: Thanhniennews) |
Trong văn hóa phương Đông, ngày cuối cùng trong năm cũng rất quan trọng nên thường tổ chức bữa ăn Tất Niên. Trong dịp này, mọi người thường nấu các món truyền thống như gà luộc hay thịt kho và cúng tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng.
Truyền thống đốt hương trầm trên bàn thờ tổ tiên và khấn để cầu cho một năm mới an khang sẽ diễn ra vào ngày mùng một. Mọi người có thể đến chùa hay thăm hỏi họ hàng và bạn bè để chúc mừng năm mới. Trẻ con nhận lì xì từ người lớn để đánh dấu một tuổi mới.
Người phương Tây thường tổ chức tiệc trên đường phố và đếm ngược thời gian cùng nhau (Ảnh: Timeout) |
Trong khi đó, người phương Tây thường gặp gỡ nhau ở các công viên hay quảng trường để đếm ngược cho năm mới. Sau đó học có thể ra ngoài đi dạo hay ăn uống cùng nhau. Bởi vì kì nghỉ Tết kéo dài 2 đến 3 ngày, mọi người có ít thời gian nghỉ hơn người phương Đông.
Người phương Tây cũng không có thời gian để du xuân và thả bộ trên các con đường đủ sắc màu. Ở Việt Nam còn có truyền thống “hái lộc đầu xuân” bằng cách ghé thăm các ngôi chùa nổi tiếng để xin lộc cho gia đình trong cả năm. Nói chung, các nước phương Đông có rất nhiều phong tục tập quán đặc biệt trong năm mới, và mỗi tập tục đều có ý nghĩa riêng.
Quan niệm về năm mới
Đối với người phương Tây, năm mới nghĩa là khởi đầu mới và mọi người cố gắng sống tốt hơn trong năm mới, người phương Đông lại kiêng kị khá nhiều để tránh 'xui' cả năm, như tránh cãi cọ - quét nhà vào ngày mùng một.
Không khí đón Tết ở các nước phương Đông như Việt Nam rất đặc biệt (Ảnh: Vietravel) |
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tập tục thú vị khác để chúc mừng năm mới ở các nước. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử đón năm mới ở cả các nước phương Đông và phương Tây để trải nghiệm sự khác biệt văn hóa này.
'MỜI XEM THÊM'
Tư vấn 'tận chân' cho tết vui hết nấc ở Sài Gòn | |
Tư vấn ăn Tết cực ngon và vui ở Hà Nội |