Tags

Tết tây

Tìm theo ngày
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Sự Hình Thành Tết Tây

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Sự Hình Thành Tết Tây

Cứ đến ngày 1 tháng 1 hằng năm, người ta lại nghĩ đến thời khắc được đón xem những màn bán pháo rực rỡ để chào đón năm mới và chỉ biết đó được gọi là ngày tết tây hay tết dương lịch. Nhưng ít ai biết chính xác, tết Tây có nguồn gốc từ đâu, ý nghĩa của ngày tết này là gì?

Nguồn gốc của sự hình thành Tết Tây 

Tết Tây đã có từ rất lâu và tồn tại từ hàng ngàn năm nay, bắt đầu từ thời cổ đại qua nhiều thiên niên kỷ theo lịch sử tiến hóa của loài người. 

Theo Wikipedia, Tết Tây còn gọi là tết Dương lịch là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius, là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.

Vào những thập niên đầu tiên, khi tết dương lịch chưa phổ biến người ta chỉ biết tết dương lịch bắt nguồn từ các nước phương đông là chính. Tuy nhiên, thời điểm đó chưa thực sự có nhiều quốc gia chấp nhận ngày tết tây là ngày tết chung. Nhưng càng về sau khi nền văn minh nhân loại tiến bộ thì các nước mới dần dần chấp nhận ngày lễ tết tây là ngày tết chung trên toàn thế giới. 

Tết dương lịch bắt nguồn từ đâu?

La Mã là quốc gia đầu tiên trên thế giới chọn ngày 1/1 làm ngày Tết Tây vào năm 153 trước Công nguyên. Ban đầu, dân chúng phản đối và không chấp nhận ngày này làm tết. Nhưng phải mất một khoảng thời gian rất lâu mới được chấp nhận. 

Vì ngày lễ này không gắn liền với thời điểm hoa màu hay mùa vụ nào đặc biệt trong, mà chỉ đơn thuần là ngày đầu tiên bước sang năm mới.

Tương tự ở Pháp, kể từ thời của vua Charles IX trở về trước, thì ngày đón năm mới bao giờ cũng là vào ngày lễ Phục sinh, càng về sau này mới được tiếp nhận và chọn ngày 1/1 đón tết tây.

Tiếp theo đó, là nước Đức chấp nhận tết dương lịch vào năm 1700, nước Anh vào năm 1752 và theo sau là Thụy Điển năm 1753.

Đối với các nước Phương Đông do chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo như Hindus, đạo Lão, hồi giáo và phật giáo đều cùng dùng chung lịch giống với cơ đốc giáo nên dần dần công nhận ngày 1/1 làm lễ tết dương lịch. Trong đó, Nhật bản chấp nhận vào năm 1873, Trung quốc vào năm 1912. Việt Nam áp dụng vào thời kì Pháp thuộc. 

Tết Tây tiếng Anh là gì, ý nghĩa tết tây?

Tết Tây tiếng Anh được gọi là New Year's Day, New Year's hoặc New Year, có nghĩa là năm mới hoặc ngày đầu năm. 

Ý nghĩa của ngày tết Tây: Tết Tây là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong phong tục, tập quán, văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Ngày lễ này có ý nghĩa chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt đẹp và suôn sẻ hơn năm cũ. 

Ngoài ý nghĩa trên, tết tây có mang lại rất nhiều ý nghĩa mang tính nhân văn như:

- Ý nghĩa mang lại sự may mắn

- Ý nghĩa của sự giao thời giữa năm cũ và năm mới

- Ý nghĩa mong muốn điều mới mẻ và tốt đẹp

- Ý nghĩa tết tây là dịp để quây quần, sum vầy

- Ý nghĩa thịnh vượng, khỏe mạnh

- Mang ý nghĩa của sự yêu thương 

- Mang ý nghĩa của sự cảm ơn

Các hoạt động sẽ được tổ chức trong ngày tết tây

Trong ngày lễ chào đón năm mới thường sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động khác nhau. Khác với thời niên đại trước, thì ngày nay với sự phát triển tiến bộ của loài người để chào đón năm mới người ta thường sẽ tổ chức rất nhiều sự kiện cũng như lễ hội khác nhau như sự kiện âm nhạc chào đón năm mới, bắn pháo hoa và các lễ hội khác nhau của từng quốc gia. 

Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tây và phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1 đối với Tết Dương lịch.

Ngoài các sự kiện và lễ hội nêu trên, nhiều quốc gia trên thế giới còn tổ chức ăn mừng linh đình để chào đón năm mới. Nhiều người lên kế hoạch tổ chức đi du lịch cùng nhau, với những người con ở xa quê hương xa xứ thường sẽ về quê sum vầy bên gia đình và cùng đón một cái tết hạnh phúc. 

Bên cạnh đó, dịp Tết dương lịch ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam thường thì sẽ có rất nhiều người đến đền, chùa hay các địa điểm du lịch tâm linh để cầu bình an và cầu may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Trên đây, đều là những thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của sự hình thành ngày tết Tây cho những ai thực sự chưa biết. Hi vọng, qua bài viết này sẽ có nhiều người hiểu hơn ý nghĩa của ngày tết tây để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Cũng nhân dịp tết tây, chúc bạn và gia đình đón một cái tết thật ấm ấp, hạnh phúc và sum vầy bên những người thân yêu nhất của mình.