​Những điều chưa biết về ‘xuất thân’ của iPhone

Ngày 20-6 Apple sẽ kỷ niệm tròn 10 năm ra đời chiếc iPhone đầu tiên. Không mấy ai biết CEO Steve Jobs từng quyết liệt phản đối việc Apple sản xuất một chiếc điện thoại.

Ngày 20/6 Apple sẽ kỷ niệm tròn 10 năm ra đời chiếc iPhone đầu tiên. Không mấy ai biết CEO Steve Jobs từng quyết liệt phản đối việc Apple sản xuất một chiếc điện thoại.

nhung dieu chua biet ve xuat than cua iphone
Một chiếc iPhone trưng bày tại cửa hàng của Apple tại Mumbai, Ấn Độ - Ảnh: Reuters

Trang The Verge mới đây đã đăng tải câu chuyện rất chi tiết của tác giả Brian Merchant, biên tập viên trang Motherboard về cái “thuở ban đầu” từ lúc thai nghén ý tưởng cho tới quá trình thực hiện dự án và ra mắt được chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của Apple.

Dù ra đời khi thế giới đã có trước một số loại smartphone, nhưng điện thoại iPhone được đánh giá thực sự đã làm thay đổi một cách cơ bản phương thức chúng ta giao tiếp với công nghệ, văn hóa và cách chúng ta giao tiếp với nhau.

Trong phạm vi khuôn khổ báo, chúng tôi chỉ lược dịch một số điểm theo chúng tôi là thú vị và có lẽ phần đông chúng ta lần đầu biết thêm về iPhone và Apple cùng những kỹ sư công nghệ tài năng gắn liền với họ.

Nếu ai đó từng làm việc tại Apple vào giữa những năm 2000, họ sẽ nhận thấy một hiện tượng lạ lùng diễn ra ở đó: mọi người dường như đang biến mất dần khỏi nơi làm việc.

nhung dieu chua biet ve xuat than cua iphone
Ảnh: Reuters

Dự án bí mật

Anh Evan Doll, một kỹ sư phần mềm làm việc tại Apple thời điểm ấy nhớ lại: “Tôi đã nghe thấy những lời đồn đại xôn xao về việc này, đúng là không hiểu người ta đang chế tạo thứ gì, nhưng rõ ràng là rất nhiều các kỹ sư giỏi nhất thuộc các nhóm xuất sắc nhất đã được tập kết về nhóm bí ẩn này”.

Cảnh huống này đã xảy ra và lặp lại với những kỹ sư xuất sắc nhất ấy: Trước hết, một nhóm các nhà quản lý sẽ bất ngờ xuất hiện tại phòng làm việc của họ, sau đó đóng kín cửa lại để bàn công việc.

Chẳng hạn như cuộc “đột kích” của nhóm hai nhà quản lý gồm Henri Lamiraux, giám đốc kỹ thuật phần mềm và Richard Williamson, giám đốc phần mềm, tới văn phòng làm việc của kỹ sư Andre Boule. Anh chỉ mới về làm việc tại Apple được vài tháng.

Ông Richard Williamson nhớ lại: “Henri và tôi đi vào phòng làm việc của anh ấy, và chúng tôi bảo, “Anh Andre này, anh không biết rõ chúng tôi, nhưng chúng tôi đã nghe nói rất nhiều về anh, và chúng tôi biết anh là một kỹ sư xuất sắc, chúng tôi muốn anh tới làm việc với chúng tôi ở một dự án mà chúng tôi không thể nói cho anh biết lúc này. Và chúng tôi muốn anh tham gia việc đó ngay bây giờ”.

Ông cho biết lúc đó kỹ sư Andre Boule tỏ ra hơi ngờ vực. Ông kể tiếp: “Andre bảo ‘Tôi có thể suy nghĩ thêm về điều đó không?’ và chúng tôi bảo là “Không”.

Hai nhà quản lý sẽ không, và cũng không thể, cung cấp thêm những thông tin chi tiết về dự án cho kỹ sư Andre Boule. Tuy nhiên cho tới cuối ngày, Boule đã chấp nhận tham gia.

Và tình huống như đã diễn ra với anh Andre Boule đã lặp lại với một số kỹ sư xuất sắc khác trên toàn công ty.

Ông Williamson cho biết một số người đã từ chối, và họ ở lại Cupertino tiếp tục công việc bình thường của mình. Nhưng những người nói “Có”, giống như Boule, sẽ bắt tay vào dự án chế tạo điện thoại iPhone.

nhung dieu chua biet ve xuat than cua iphone
Một chiếc iPhone 5c của Apple - Ảnh: Reuters

Ly hôn vì iPhone

Và kể từ lúc chấp nhận tham gia dự án, cuộc sống của họ đã bị đảo lộn hoàn toàn, không bao giờ trở lại như cũ, ít nhất là trong khoảng hai năm rưỡi sau đó.

Họ không những phải làm việc thâu đêm để cùng nhau nỗ lực tạo ra một sản phẩm công nghệ có ảnh hưởng nhất trong thời đại của mình, mà thậm chí còn phải làm điều đó theo một cách khác biệt ít nhiều.

Cuộc sống riêng tư của họ cũng biến mất. Họ cũng không được phép nói về những việc mình đang làm. Ông Tony Fadell, một trong những lãnh đạo cao cấp của Apple từng tham gia chế tạo iPhone cho biết giám đốc điều hành Apple khi đó là Steve Jobs “không muốn bất cứ ai tiết lộ thông tin về dự án nếu họ rời bỏ Apple”.

Ông Tony Fadell nói: “Ông ấy (Steve Jobs) không muốn ai nói ra bất cứ điều gì cả. Ông ấy chỉ không muốn như vậy, ông ấy bị ám ảnh bởi quá đỗi lo lắng”.

Steve Jobs từng nói với ông Scott Forstall, người sau này trở thành giám đốc bộ phận phần mềm iPhone, rằng thậm chí ông không được hé lộ dù chỉ một lời với bất cứ ai không thuộc dự án về chiếc điện thoại mà Apple đang làm, bất kể họ là người trong hay ngoài Apple.

Ông Forstall nhớ lại: “Vì các lý do bí mật, ông ấy không muốn tôi tuyển dụng ai ngoài Apple để làm việc về phần giao diện người dùng. Nhưng ông ấy nói tôi có thể đưa bất cứ ai trong công ty vào nhóm này”.

Và đó là tín hiệu bật đèn xanh khiến ông Forstall của các nhà quản lý như Henri và Richard đi săn lùng và đặt vấn đề hợp tác với các ứng viên xuất sắc nhất.

Ông kể về cách ông đã nói với các ứng viên: “Chúng tôi đang bắt đầu một dự án mới. Nó rất bí mật, tôi không thể nói với anh đó là dự án gì. Tôi cũng không thể nói cho anh biết là anh sẽ làm việc cho ai".

"Những gì tôi có thể nói chỉ là nếu anh chọn chấp nhận vị trí này, anh sẽ phải làm việc vất vả hơn bao giờ hết. Anh sẽ phải mất ăn mất ngủ và không được nghỉ ngơi cuối tuần có thể trong vài năm tới khi chúng tôi chế tạo sản phẩm này”.

Và những lời cảnh báo đó của ông Forstall đã thành hiện thực. Không ít kỹ sư tan vỡ hạnh phúc gia đình trong quá trình dốc sức cho dự án phát triển iPhone.

“Chiếc iPhone là lý do khiến tôi ly hôn”, anh Andy Grignon, một kỹ sư cao cấp về iPhone chia sẻ. Và trên thực tế, không chỉ có anh Andy, trong hàng chục cuộc phỏng vấn với các chuyên gia chủ chốt trong dự án phát triển iPhone của nhà báo Brian Merchant, anh hiểu rằng chiếc “điện thoại thần thánh” đó đã từng là “sát thủ” tiêu diệt vài cuộc hôn nhân như vậy.

nhung dieu chua biet ve xuat than cua iphone Bí mật bên trong nhà máy iPhone ở Trung Quốc

Trong thời gian thực tập tại nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc, công việc hàng ngày của Dejian Zeng là lắp ốc vít vào mặt ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.