Những điều nên biết khi thăm bản làng vùng núi phía Bắc

Tuyệt đối không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, Thái,... Vì theo quan niệm của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn, làm cho trẻ hay bị ốm đau.

1. Lưu ý về trang phục

Khi vào thăm bản làng dân tộc ở vùng núi phía Bắc như: Sapa, Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng..., bạn không nên mặc trang phục loại vải lanh trắng vì bà con coi đó là màu sắc của tang lễ và không đem đến sự may mắn.

nhung dieu nen biet khi du lich ban lang o vung tay bac
Người dân ở bản Tả Van - Sapa. Ảnh: Nghênh Anh.

2. Lưu ý khi tham quan bản làng

Trên đường vào các làng bản khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm, phía trên buộc những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà...bạn không nên vào bởi đó là lúc trong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma.

nhung dieu nen biet khi du lich ban lang o vung tay bac
Khi đến nhà, đi đường, du khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ.

Khi đến nhà, đi đường, du khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười.

Tuyệt đối không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, Thái,... Vì theo quan niệm của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn, làm cho trẻ hay bị ốm đau.

Bạn cũng không nên huýt sáo khi dạo chơi ở bản bởi những người dân tộc quan niệm việc huýt sáo là gọi ma quỷ về.

3. Lưu ý khi vào nhà dân

Trước khi đến nhà người dân, việc đầu tiên bạn cần làm là quan sát xem ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang có cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai, tấm phên đan hình mắt cáo hay không. Nếu thấy những dấu hiệu đó, đừng nên bước chân vào nhà vì đó là dấu hiệu kiêng kỵ không muốn người lạ vào.

Với một số dân tộc như nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào bằng cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái thường có 2 đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang bên trái, không được lên cầu thang bên phải.

Mỗi dân tộc có quan niệm khác nhau về vị trí chỗ ngồi. Vì vậy, cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt. Chẳng hạn như ở vùng người Giáy, Dao, phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhất. Nhà người Thái, Tày, Mường, nơi giáp cửa sổ, gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, du khách cũng không ngồi ở vị trí đó.

Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Du khách không được đặt mũ, nón, tư trang cá nhân và bất cứ đồ dùng nào ở nơi đó. Tuyệt đối không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ.

nhung dieu nen biet khi du lich ban lang o vung tay bac
Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Ảnh: Huy Lê

Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều điều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa. Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.

4. Lưu ý khi ăn uống

Khi ăn cơm, nên chú ý và tôn trọng sự sắp đặt của chủ nhà, không được ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm. Quan niệm về chỗ ngồi của mỗi dân tộc khác nhau. Với người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhất. Người Thái, Tày, Mường tùy thuộc vị trí đặt mâm cơm hoặc gần cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó.

Khi có người mời rượu, hoặc mời mọi người xung quanh mới được uống, không nên cầm ly uống ngay. Uống được bao nhiêu do khả năng của mình, bạn không nên từ chối và không dùng từ "uống hết" mà nên dùng "uống cạn". Nhiều dân tộc quan niệm nếu dùng từ “uống hết” nghĩa là chủ và khách không còn tình cảm gì.

Bạn cũng không được rót rượu, gắp thức ăn trước chủ nhà. Đặc biệt, khi dùng cơm xong không được úp bát, chén xuống mâm, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.

Khi ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng, hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.

5. Lưu ý khi ngủ

Bạn cần lưu ý chỗ ngủ tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. Ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng... bà con kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

Bảo An (Tổng hợp)

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.