Những đứa trẻ bị đối xử như nô lệ ở Myanmar

Đôi bàn tay bị bỏng, chằng chịt vết sẹo và những ngón tay co quắp là dấu vết của nỗi đau thể chất mà San Kay Khine từng trải qua sau những năm tháng làm làm nô lệ.

Khine, 17 tuổi, mới được giải cứu từ một cửa hàng may đo ở Yongon, nơi cô và một người bạn cùng làng đã làm nô lệ suốt 5 năm. Theo AFP, Khine là một trong hàng nghìn lao động trẻ em đứng trước nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng ở Myanmar.

Từ những vùng nông thông, các em được đưa lên thành phố và làm việc trong gia đình giàu có ở thành phố làm giúp việc để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhưng trên thực tế, lao động trẻ em bị coi như nô lệ, thường xuyên chịu những trận đòn roi, thiếu ngủ và thiếu thức ăn.

Các tổ chức nhân quyền cho biết nhóm lao động nhỏ tuổi bị thu hút bởi những lời hứa hẹn việc làm ở thành phố thường có nguy cơ bị lạm dụng cao. Tuy nhiên, ở một quốc gia mà người giàu vẫn có lợi thế về nhiều mặt, vấn đề này chưa được xem xét một cách toàn diện.

nhung dua tre bi doi xu nhu no le o myanmar
Những vết sẹo trên tay và những ngón tay bị bẻ gập của San Kay Khine. Ảnh: AFP

Không thể kể lại những gì đã xảy ra, cô gái có những ngón tay co quắp do chủ gây ra chỉ thì thầm rằng muốn ở nhà. Trong khi đó, Thazin, 16 tuổi, người từng chịu cuộc sống nô lệ trong tiệm may đo với Khine, sẵn sàng chia sẻ chi tiết.

"Cháu có một vết sẹo ở chân do bàn là và một vết sẹo trên đầu", Thazin nói. Cô bé tiếp tục chỉ lên mũi và kể: "Còn đây là vết thương do dao gây ra, vì cháu nấu ăn không ngon".

Cũng như nhiều lao động trẻ em khác ở Myanmar, Thazin và Khine được một người bạn trong làng đưa đến Yangon với lời hứa hẹn giúp tìm việc làm.

Sau nhiều nỗ lực giải cứu của gia đình nhưng không thành công, hai cô gái chỉ được giải cứu khi một nhà báo địa phương cảnh báo với ủy ban nhân quyền quốc gia. Chủ tiệm may đo và hai con của người này đã bị bắt giữ hồi đầu tuần với cáo buộc buôn người.

Dù những người chủ đã bị bắt, mẹ của Khine vẫn lo sợ bi gia đình họ trả thù.

"Tôi thực sự sợ hãi. Tôi không thể ăn hay ngủ được. Họ nói sẽ tống chúng tôi vào tù vì dám buộc tội và lấy đi của họ mọi thứ", người mẹ Nyo Nyo Win, 32 tuổi, cho hay. Nỗi lo sợ hiện rõ trên gương mặt của người mẹ trẻ khi ngồi trong túp lều đơn sơ, nơi Win sống cùng Khine và ba đứa con nhỏ.

Giải quyết vấn nạn sử dụng lao động trẻ em là một trong những thách thức đối với chính phủ mới của Myanmar. Theo các nhà phân tích của Verisk Maplecroft, nước này đứng thứ 7 trên thế giới về mức độ nghiêm trọng nhất trong vấn đề này. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc năm 2014, trong cứ 5 trẻ trong độ tuổi 10-17 thì một trđang phải bán sức lao động.

Phần lớn trong số đó xuất thân từ các cộng đồng nghèo ở vùng có xung đột, hoc nơi chịu thảm họa thiên tai. Nhiều trẻ làm công việc dọn bàn trong các quán trà, cà phê ở Yangon, hoặc phụ giúp quầy bar cho tới đêm muộn.

nhung dua tre bi doi xu nhu no le o myanmar
Thazin hiện sống cùng gia đình sau khi được giải cứu khỏi cuộc sống nô lệ. Ảnh: AFP

"Các em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhiều em sống trong sợ hãi, cảm thấy mình vô giá trị. Các em không có tuổi thơ và cũng thể quay lại những năm tháng ấy", Aung Myo Min, giám đốc tổ chức phi chính phủ Equality Myanmar, cho hay.

Chính phủ Myanmar cấm phụ nữ đến Singapore và Hong Kong làm việc sau vụ việc một người giúp việc Indonesia bị chủ Hong Kong đánh đập suốt nhiều tháng. Tuy nhiên ở Myanmar, những đứa trẻ giúp việc không được pháp luật bảo hộ và nhiêu em sợ việc phải đến đồn cảnh sát.

"Tham nhũng tràn lan. Chủ lao động có thể dùng tiền để đổi trắng thay đen", Aung Myo Min nói.

Gia đình Khine và Thazin cho biết cảnh sát đã không đả động gì dù họ nhiều lần kêu gọi giải cứu con gái. Những gì họ nhận lại là số tiền bồi thường 4.000 USD từ gia đình thợ may.

Win nói sẽ không bao giờ để con đi làm việc ở nơi nào nữa. Người mẹ quả quyết: "Tôi sẽ để con ở nhà thôi".

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.