Những lí do cho thấy vắc xin Covid-19 chưa chắc cứu được kinh tế thế giới

Nhiều quốc gia đang hi vọng vào việc có vắc xin Covid-19 sẽ giúp kinh tế toàn cầu hồi phục. Tuy nhiên, có những lí do cho thấy chưa chắc vắc xin Covid-19 có thể làm được sự mong chờ này.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã yêu cầu các bang sẵn sàng cho kịch bản phân phối vắc-xin Covid-19 vào cuối tháng 10. Công ty Pfizer (PFE) cho rằng họ sẽ có đủ dữ liệu để yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép cho loại vắc xin tiềm năng vào tháng tới.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng khó có vắc xin Covid-19 trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng với việc có ít nhất 7 ứng cử viên đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3, rất có khả năng ít nhất một loại vắc xin được cấp phép trong những tháng tới. Các công ty dược phẩm cũng đang chạy đua để phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả với virus SARS-CoV-2.

Vì sao vắc xin COVID-19 chưa chắc cứu được kinh tế thế giới? - Ảnh 1.

Mỹ đổ hàng tỷ USD vào công cuộc tìm kiếm vắc xin kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: News Chant).

Một loại vắc-xin hiệu quả được coi là giải pháp "thần kì" giúp kinh tế toàn cầu hồi phục. Tuy nhiên, có những lí do cho thấy quá trình phục hồi có thể diễn ra chậm. Vắc xin thường không hiệu quả 100% và sẽ có hạn chế số liều sản xuất ra. Phân phối vắc xin cũng có thể là một vấn đề, cả giữa các quốc gia với nhau và chính trong nội bộ một nước. Ngay cả khi những khó khăn đó được khắc phục, một số người có thể lựa chọn không tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, đã viết trong một nghiên cứu gần đây rằng sẽ có hàng loạt tác động khác nhau đến nền kinh tế khi vắc xin xuất hiện. Và sẽ là sai lầm, nếu cho rằng vắc xin Covid-19 sẽ thay đổi triển vọng kinh tế trong năm tới.

"Một kịch bản là vắc-xin được sản xuất, có hiệu quả và được phân phối nhanh chóng. Tuy nhiên, một kịch bản khác cần phải tính đến là khi vắc-xin kém hiệu quả hơn, toàn cầu phải đối mặt với những thách thức đáng kể về sản xuất và phân phối, nguồn cung sẽ bị thiếu hụt vào năm 2021", ông nói.

"Còn với các kịch bản ở giữa, có khả năng các nền kinh tế vẫn sẽ áp dụng giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển ran ước ngoài nhằm kiềm chế đại dịch trong tương lai gần", chuyên gia nhận định thêm.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ muốn một loại vắc xin có hiệu quả ít nhất là 70%, nhưng ngưỡng tối thiểu đối với vắc xin Covid-19 chỉ là 50%. Điều đó có nghĩa là người được chủng ngừa vẫn có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Nguồn cung cũng là một yếu tố quan trọng khác. Theo Shearing, số liệu từ các nhà sản xuất vắc xin cho thấy có thể có 1 ttỉ liều trong năm nay. 7 tỉ liều tiếp theo sẽ sẵn sàng phân phối trong năm 2021. Nhưng những con số này được đưa ra trên giả thiết nhiều loại vắc xin được cấp phép. Do vậy, nguồn cung thực tế có thể thấp hơn nhiều.

Kim tiêm và xi lanh chuyên dụng cũng cần được sản xuất thêm để phục vụ cho việc tiêm ngừa. Nhưng các quốc gia bao gồm cả Mỹ hiện không có đủ. Toàn cầu đang đối mặt với tình trạng thiếu chai thủy tinh đựng vắc xin. Tuần trước, một người phát ngôn của WHO cho biết họ không không vắc xin được cung ứng rộng rãi cho đến giữa năm sau.

Theo một cuộc khảo sát do Deutsche Bank được ủy quyền thực hiện, chỉ 61% người dân ở Pháp cho biết họ dự định tiêm vắc xin nếu có loại được cấp phép trong 6 tháng tới. Tỉ lệ này ở Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ vào khoảng 70 – 75%. Ở châu Âu, chỉ một nửa dân số đồng ý rằng "vắc xin là an toàn".

"Từ quan điểm kinh tế toàn cầu, vấn đề không đơn giản nằm ở việc có hay không có vắc xin", Shearing nhận định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.