Những loại hoa quả không nên cúng trong dịp Tết

Mâm ngũ quả Tết là một thành phần không thể thiếu được trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Tuy nhiên, do thiếu thông tin về văn hóa tâm linh, nên không phải ai cũng thờ đúng theo phong tục cổ truyền.
 

Mâm ngũ quả ngày Tết trong tâm thức người Việt tượng trưng cho những điều tốt đẹp nhất của mỗi gia đình, thành tâm dâng lên các vị thần.

Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, hòa nhập vào văn hóa Việt Nam, mâm ngũ quả có những ý nghĩa khá sâu sắc.

nhung loai hoa qua khong nen cung trong dip tet
Mâm ngũ quả ngày Tết luôn được các gia đình quan tâm.(Ảnh: Pinterest).

Ý nghĩa mong cầu may mắn, thịnh vượng

Quả là một trong những thành tựu cuối cùng để con người thụ hưởng từ cây cối. Ý niệm “kết quả” thể hiện mong muốn sự viên mãn, đầy đủ, đồng thời là những điều trang trọng nhất của người Việt muốn dâng lên thần linh, mong muốn phù hộ cho gia đình những điều tốt đẹp.

Điều này, có lẽ bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp, người dâng cúng lựa chọn những loại quả ngon, đẹp từ vườn nhà để cúng thần.

Ý nghĩa về âm dương

Trong mâm ngũ quả, thường không thể thiếu trái bưởi, bòng, phật thủ đặt trên nải chuối. Về mặt hình thức, nải chuối xòe ôm trọn lấy trái bưởi tượng trưng cho đất và trời, thêm vào các loại quả khác, tượng trưng cho sinh sôi của vạn vật. Khi thắp hương, người Việt gửi gắm vào đó tâm nguyện được nối liền với tự nhiên, theo hàm nghĩa “có trời đất chứng giám”.

Tuy nhiên, điều này dường như đúng hơn với miền Bắc và Trung, do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc lâu đời, không hẳn đúng với miền Nam.

Ý nghĩa về ngũ hành

Quả bày trong mâm ngũ quả có số 5, tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Do là thực vật thuộc hành Mộc, nên người dâng cúng lựa chọn màu sắc như Xanh (Mộc), Vàng (Thổ), Trắng (Kim), Nâu, Đen (Thủy), Đỏ (Hỏa) và hình thể tròn, dài, nhọn… để tượng trưng.

Đặc biệt, số 5 còn là biểu tượng của những mong muốn cho gia đình với các yếu tố cầu may: Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (tuổi thọ) - Khang (sức khỏe) – Ninh (bình an).

Tuy nhiên, khá khó khăn cho việc lựa chọn chính xác các loại quả tương ứng với ngũ hành, nên mâm ngũ quả thường đủ năm loại quả, và có tối thiểu ba màu là xanh (chuối), đỏ (hồng) và vàng (bưởi, bòng, phật thủ)

Ý nghĩa về ngữ nghĩa

Việt Nam nằm trên vùng địa lý nhiệt đới trải dài, do đó tạo nên những loại hoa quả theo vùng miền. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa tục thờ cúng của các miền Bắc, Trung, Nam.

Ở miền Bắc, người Việt không quá quan tâm đến ngữ nghĩa, nhưng phương Nam, các loại quả được ưu tiên theo lời cầu nguyện ẩn ý "Cầu Sung Vừa Đủ Xài" (đọc trại âm của Cầu – mãng cầu, na; Sung – quả sung; Vừa – dừa; Đủ - đu đủ; Xài – xoài). Đó là một nét văn hóa rất thú vị, thể hiện ước nguyện đơn giản là mong muốn cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.

Tuy nhiên, cần lưu ý có những loại quả không nên bày trong mâm ngũ quả ngày tết.

- Chuối tiêu chín: vì mâm ngũ quả bày trên bàn thờ khá lâu, nên nếu bày chuối tiêu chín, chuối nhanh hỏng, tạo điều kiện cho ruồi muỗi sinh sôi, làm ô uế bán thờ. Nếu muốn bày chuối, nên chọn chuối tây hoặc chuối tiêu xanh. Tương tự, các loại quả không giữ được lâu, nhanh chín, nhanh hỏng cũng không nên bày trên mâm ngũ quả.

- Quả có gai nhọn: mít, sầu riêng, chôm chôm.

- Quả có mùi quá hắc hoặc có vị cay, đắng: sầu riêng, ớt cay, tiêu.

- Quả thuộc hệ rau: cà chua, chua me, thanh trà…

- Quả mọc sát đất, mọc gần nơi ô uế hoặc quả dại: sim, quả dại, thậm chí là dâu tây

Đặc biệt, dù tỏi không phải là quả, nhưng tuyệt đối không bày lên bàn thờ vì theo tâm thức dân gian, tỏi kị với thần linh.

Ths Hoàng Sơn Công

(Unesco Việt Nam)

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.