Mỗi khi tết đến, chị Phương Anh đều đọc cho 3 con nghe sự tích Tết Nguyên đán. 3 mẹ con cùng đọc sách và dựng lại tích. Chị cho biết tết năm nào cũng là 1 cảm xúc khó tả khi được ngồi ngắm nhìn từng tiến bộ nho nhỏ của con. Trong 3 bé thì có bé lớn nhất từng được về Việt Nam ăn tết, nhưng hồi đó bé mới 1 tuổi nên không có nhiều ấn tượng về tết trên quê hương, chị Phương Anh cho biết thêm. |
Cây phúc lộc - cây lì xì được làm từ một cành cây già mà 3 mẹ con vô tình nhìn thấy trên đường và nhặt về. 3 bé được dịp chơi với tiền, ngồi ngắm nghía kĩ lưỡng từng xu từng tờ rồi đếm đếm cộng cộng và đố nhau. Sau đấy 3 mẹ con cho ngẫu nhiên những đồng tiền vào bao lì xì, dập lỗ và treo lên cây. Đến sáng mồng 1 Tết cả nhà sẽ chơi trò bốc thăm trúng lì xì xem ai là người may mắn phúc lộc nhất. |
Tết đến, chị Phương Anh không quên cho các con mặc áo dài tết đậm phong tục truyền thống Việt. |
May mắn được tặng bộ giấy lụa, chị kể cho các con nghe về tục xin chữ. Các bé cũng hí hoáy tập vẽ chữ nước. |
Trước đó 28 Tết, các bé cùng mẹ dọn nhà, và còn biết kể với ông bà ở Việt Nam rằng 2 ngày nữa là đến tết rồi. |
Chị Phương Anh bày cho con cách làm pháo hoa từ keo sữa, nhũ và bột phấn |
Ngoài được "ngắm" pháo hoa, các con cũng được "ngắm" cành đào do chính tay mình vẽ ra. Chị Phương Anh chuẩn bị màu nước, giấy trắng, sau đó dùng màu đen vẽ hai đường lên giấy trắng. |
Lấy ống hút thổi mạnh cho màu tóe ra. |
Chờ màu đen khô rồi gắn hoa cho cành đào. |
Không có cành đào thật, thì làm cành đào giấy vẫn mang được không khí Tết ấm cúng vào nhà. |
Hai bé sinh đôi dù nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động. |
Làm dưa hấu từ đĩa giấy, màu nước, keo sữa và hạt đỗ đen. |
Làm bánh chưng từ giấy mút xốp. |
Làm khung câu đối. |
"Tác phẩm" đã hoàn thành. |
3 chị em cùng làm tranh hoa đào. |
Cô con gái lớn của chị Phương Anh bên cành đào phai tự làm. Chị Phương Anh hy vọng với những hoạt động dù nhỏ như này, các con sẽ vẫn cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền. |