Chùa Bà
Ngôi chùa nằm ở số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương được tạo lập bởi người Việt gốc Hoa để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Du khách thập phương đến chùa hành hương để cầu an, xin lộc - tài với các lễ vật chủ yếu như trầu cau, cây cành vàng lá ngọc, tượng Phật, thắp nhang... hay các loại hoa huệ trắng, chim phóng sinh.
Lễ hội chính của chùa Bà diễn ra vào ngày 14, 15 âm lịch và cũng là nơi để du khách đến hành hương vào mùa lễ Vu Lan |
Bên cạnh chùa Bà còn có chùa Ông, chùa Linh Đàn tọa lạc tại các con đường khác nhau và tạo thành một hình tam giác. Khoảng cách giữa ba chùa chỉ khoảng 200m nên khi hành hương tại chùa Bà, du khách còn có thể ghé qua hai chùa còn lại để cầu an, cầu lộc.
Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. HCM do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Năm 1972, chùa lại được xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m.
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. HCM |
Điện Phật tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, chiều cao khoảng 4,5m. Xung quanh vách tường phía trên là 7 bức phù điêu bằng xi-măng minh họa cuộc đời đức Phật từ khi Đản sanh đến lúc Nhập Niết bàn. Ở đây tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm cao 5m bằng cẩm thạch, nặng hơn 20 tấn. Lễ an vị đã được tổ chức vào ngày 23-11-1999 (16-10 năm Kỷ Mão).
Chùa có khuôn viên rộng lớn, du khách có thể tịnh tâm cầu khấn bình an, ăn bữa cơm chay ấm lòng ngày Vu Lan hay chờ hoa sala rụng để nhận lộc với hy vọng sẽ nhận thêm phúc lành từ cửa Phật.
Bà Chúa Xứ
Trong dân gian có nhiều truyền thuyết xung quanh Bà Chúa Xứ song hiện tại, Bà được biết đến là thần nữ được thờ ở núi Sam Châu Đốc, An Giang. Hiện miếu thờ Bà đã được xây dựng khang trang, hiện đại hơn để phục vụ hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm.
Miếu bà Chúa Xứ đông du khách vào thời gian sau tết hoặc mùa lễ hội tháng 4-6 hàng năm |
Nguyên gốc của tượng Bà là một pho tượng cổ, được chuyển đến từ nơi khác tới bằng thuyền và đặt trên đỉnh núi Sam. Thuộc loại tượng thần Vishnu, tượng Bà được tạc bằng chất liệu đá son ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 với dáng ngồi nghĩ ngợi, quý phái, có giá trị nghệ thuật cao.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng tọa lạc tại 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP.HCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.
Ngoài ra chùa còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam với 7 tầng và cao 14m được khánh thành năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần.
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng tọa lạc tại 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TP.HCM. |
Chùa được xây dựng theo hình chữ công, hai lớp mái chồng diêm, mang nét cổ kính, theo truyền thống Á Đông.
Mùa Vu Lan đến chùa, ngoài tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên thì du khách còn được tham gia nhiều hoạt động từ thiện, lễ phóng sinh và cầu nguyện bình an, hạnh phúc.
Chùa Núi
Tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc địa phận xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận, cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 30 km về phía đông nam. Toàn thể cảnh chùa Núi là một tổng thể kiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ,… Không khí trong lành, mát mẻ suốt bốn mùa; phong cảnh hùng vĩ nên thơ chốn núi rừng là những điểm nhấn nổi bật làm cho chùa Núi càng thêm nổi tiếng và trở thành một trong những điểm du lịch khá nổi tiếng ở Bình Thuận.
Chùa Núi mang vẻ cổ kính giữa miền duyên hải Bình Thuận |
Đặc biệt, du khách luôn ngỡ ngàng trước cảnh chùa cổ kính, tượng phật trầm tư và dấu thiêng của sư tổ từ buổi khai sơn. Hệ thống cáp treo nơi đây sẽ giúp du khách lên xuống tham quan thuận tiện và dễ dàng hơn.